Biến chứng thường gặp do bệnh hen suyễn ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hen suyễn là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt cấp. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh diễn biến nặng và nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng như xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản,….

bien-chung-thuong-gap-do-hen-suyen-o-tre-em-3

Hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn thường khiến số trẻ nhập viện vì hen suyễn tăng đột biến.

Bệnh hen suyễn thường có những dấu hiệu như thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại, đặc biệt vào ban đêm. Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít, khò khè mỗi khi bé thở ra. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (bụi, lông thú nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất), nhiễm trùng, nhiễm siêu vi đường hô hấp, không khí ô nhiễm, thay đổi thời tiết, xúc cảm quá mạnh, gắng sức…

bien-chung-thuong-gap-do-hen-suyen-o-tre-em-1

Bệnh hen suyễn thường có những dấu hiệu như thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại, đặc biệt vào ban đêm.

Biến chứng của bệnh hen suyễn

Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, bệnh hen suyễn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  1. Xẹp phổi: Theo thống kê, hơn 1/3 trẻ em nằm viện vì hen bị biến chứng xẹp phổi. Khi hen ổn định, tình trạng này sẽ khỏi.
  2. Nhiễm khuẩn phế quản: Thời tiết chuyển mùa, độ ẩm không khí cao chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm vùng tai mũi họng, đường hô hấp dưới, làm triệu chứng bệnh hen nặng hơn.
  3. Giãn phế nang đa tiểu thùy: Sự đàn hồi của các phế nang ở người bệnh hen sẽ giảm dần theo thời gian dẫn đến thể tích khí thở ra ít, khí cặn tăng. Tình trạng này hay còn gọi là bệnh khí phế thũng.
  4. Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Do các phế nang giãn rộng, tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, nuôi dưỡng kém, áp lực trong phế nang tăng. Khi cần phải làm việc gắng sức hay ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ dẫn đến tình trạng tràn màng phổi, tràn khí trung thất.
bien-chung-thuong-gap-do-hen-suyen-o-tre-em-2

Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời khi mắc bệnh hen suyễn

  1. Tâm phế mạn tính: Người bệnh thường cảm thấy khó thở khi hoạt động gắng sức, tím tái liên tục, đau vùng hạ sườn phải, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn. Thời gian dẫn đến tâm phế mạn tính của từng người hen suyễn là khác nhau, có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn.
  2. Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não: Suy hô hấp kéo dài dẫn đến thiếu ôxy não.
  3. Suy hô hấp: Thường gặp ở người bệnh hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân thường khó thở, tím tái liên tục, đôi khi ngừng thở, phải thở máy hỗ trợ. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong.

Nếu cần tư vấn về bệnh bệnh hen suyễn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital