Bị viêm đường tiết niệu là do đâu

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi bao gồm cả nam và nữ, bệnh gây nên nhiều phiền toái, khó chịu cho những người bị bệnh, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm niệu đạo, viêm bàng quang… Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu và cách chữa trị là điều cần thiết.

Bị viêm đường tiết niệu do nguyên nhân nào?

Các bộ phận của đường tiết niệu có thể bị viêm nhiễm đơn lẻ hoặc kết hợp, có thể bị nhiễm trùng cấp tính và mạn tính do một số nguyên nhân sau:

Do vi khuẩn

Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Gram âm (chủ yếu là các vi khuẩn đường ruột do E.coli), ngoài ra còn có các cầu khuẩn Gram dương hoặc do các trực khuẩn Gram dương.

Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn đường ruột do E.coli gây ra (ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây bệnh ở nam giới

Vệ sinh bao quy đầu không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.

Ở phụ nữ

Vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn sang bộ phận sinh dục gây viêm đường tiết niệu. Và nữ giới do cấu tạo niệu đạo gần âm đạo và hậu môn nên dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu hơn nam giới.

Ở phụ nữ mang thai: Thay đổi nội tiết tố cơ thể và bàng quang của thai phụ bị chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây viêm đường tiết niệu.

Ở trẻ em

Bé gái do cấu tạo niệu đạo ngắn và gần hậu môn nên rất dễ bị viêm nhiễm.

Bé trai do một số dị dạng ở đường tiểu như hẹp hoặc dài bao quy đầu làm cho nước tiểu đọng lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.

Việc sử dụng bỉm không đúng cách như đóng bỉm lâu hoặc khi cả phân lẫn nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Do sỏi đường tiết niệu

Các khoáng chất có trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh tại hệ tiết niệu lâu ngày tạo nên những viên sỏi có kích thước lớn, có cạnh sắc nhọn. Những viên sỏi trong đường tiết niệu là nơi khu trú của nhiều vi khuẩn.

Khi sỏi di chuyển, chúng cọ xát làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu ở nhiều vị trí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận gây viêm đường tiết niệu bao gồm: tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh. Trường hợp nghiêm trọng gây viêm thận, thận ứ mủ…

Bị viêm đường tiết niệu do nguyên nhân nào

Khi sỏi đường tiết niệu di chuyển, chúng cọ xát làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu ở nhiều vị trí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu (ảnh minh họa)

Các nguyên nhân khác

Quan hệ tình dục không an toàn dễ mắc bệnh lậu, giang mai… Thay đổi thời tiết cũng dễ gây ra viêm đường tiết niệu.

Cách xử trí khi bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu gây ra tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu màu đục, đen hoặc hồng (tiểu ra máu), đau bụng phần dưới, sốt… Gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi, bất tiện cho người bệnh, vì vậy người bệnh cần chú ý những điều sau:

Đi khám sức khỏe

Đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết ngay khi có những triệu chứng viêm đường tiết niệu để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu nguyên nhân do các bệnh về sỏi cần loại bỏ sỏi càng sớm càng tốt bằng các biện pháp tán sỏi phù hợp kích thước và vị trí sỏi…

Đồng thời cần đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý có thể xảy ra.

Đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết ngay khi có những triệu chứng viêm đường tiết niệu để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời

Đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết ngay khi có những triệu chứng viêm đường tiết niệu để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời

Giữ gìn vệ sinh cơ thể

Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu… Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ tình dục…

Có chế độ ăn uống khoa học, điều độ

Uống đủ nước mỗi ngày để tránh sự tăng sinh của mầm bệnh… Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital