Bị trĩ khi mang thai: Nguyên nhân, cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai là giai đoạn đẹp trong cuộc đời mỗi người phụ nữ nhưng lúc này mẹ bầu cũng có thể gặp những biến chứng sức khỏe khó lường, chẳng hạn như bị trĩ khi mang thai. Đây là căn bệnh mà các mẹ rất dễ mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài biện pháp giúp chị em phòng và điều trị bệnh trĩ.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ

Khoảng 20-50% phụ nữ mang thai bị trĩ. Đó là một cụm tĩnh mạch bị giãn trông giống như chùm nho hoặc viên bi phát triển bên trong trực tràng. Trong thực tế, bệnh trĩ sẽ gây đau đớn, ngứa rát mỗi khi mẹ ngồi.Bà bầu nổi mẩn ngứa

Bị trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ khá phổ biến

Có nhiều lý do dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai. Dưới đây là một vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị trĩ cho các mẹ bầu:

1.1. Tử cung mở rộng

Việc tử cung lớn lên có xu hướng tạo ra áp lực cho trực tràng của mẹ bầu. Áp lực này khiến thành trực tràng ngứa và sưng lên và khiến các tĩnh mạch bị giãn biến thành búi trĩ.

1.2. Lưu lượng máu

Lượng máu đổ đến vùng xương chậu khi thai nhi tiếp tục phát triển trong tử cũng khiến áp lực lên trực tràng tăng lên.

1.3. Táo bón

Táo bón khi mang thai đây là một trong những thủ phạm chính gây ra bệnh trĩ thai kỳ. Mẹ bầu có xu hướng bị táo bón nhiều hơn trong thai kỳ. Bệnh này làm phân cứng lại và khi đi qua ruột sẽ kích thích các cơ trực tràng, dẫn đến bệnh trĩ.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ trong thai kỳ.

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ trong thai kỳ.

2. Triệu chứng của bệnh trĩ khi mang thai

Nếu bị trĩ, mẹ bầu sẽ thấy một số dấu hiệu trực tiếp. Đó là:

2.1. Chảy máu trực tràng

Mẹ sẽ thấy chảy máu khi đi đại tiện. Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy bệnh trĩ đã bắt đầu ảnh hưởng đến cơ thể.

2.2. Ngứa, đau và khó chịu

Nếu bị trĩ trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm giác như có một bó gai chọc vào trực tràng, đặc biệt là khi mẹ ngồi xuống. Thủ phạm chính là những búi trĩ bên trong trực tràng.

Ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng bị trĩ.

Ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng bị trĩ.

3. Biện pháp phòng và điều trị trĩ khi mang thai

Rất may là mẹ có thể giảm đau, khó chịu và chảy máu do trĩ nhờ sự trợ giúp của các loại thuốc. Bác sĩ sẽ kê cho mẹ các loại thuốc mỡ bôi tại chỗ. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm khó chịu do trĩ gây ra:

3.1. Chế độ ăn giàu chất xơ

Bệnh trĩ chủ yếu là do táo bón. Do đó, mẹ hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ trong chế độ ăn của mình. Các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm tăng nhu động ruột. Điều này làm giảm nguy cơ bệnh trĩ phát triển hoặc giảm đau đớn cho những trường hợp mẹ đã bị trĩ.

3.2. Tập Kegel

Các bài tập Kegel nổi tiếng không chỉ giúp giảm căng thẳng, giúp dễ sinh mà còn hiệu quả trong việc giảm sự hình thành búi trĩ nhờ tăng lưu thông máu ở vùng chậu.

3.3. Tư thế ngủ

Nếu mẹ bầu bị trĩ thì cố gắng không nằm ngửa khi ngủ. Ngủ nghiêng sẽ tạo ít áp lực đến trực tràng. Đây cũng là tư thế ngủ dành cho mẹ bầu. Tư thế lý tưởng nhât là nằm nghiêng trái khi ngủ.

Tắm bồn nước ấm cũng giúp xoa dịu cảm giác đau đớn, khó chịu do bị trĩ.

Tắm bồn nước ấm cũng giúp xoa dịu cảm giác đau đớn, khó chịu do bị trĩ.

3.4. Thay đổi tư thế ngồi, đứng thường xuyên

Lời khuyên dành cho những mẹ bầu bị trĩ là không nên giữ nguyên một tư thế ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Mẹ hãy thay đổi tư thế thường xuyên. Nếu mẹ bầu vẫn còn làm việc thì có nguy cơ phải ngồi nhiều giờ ở văn phòng. Mẹ nên đứng dậy đi lại, uống nhiều nước để cải thiện tình trạng.

3.5. Không rặn mạnh khi đi vệ sinh

Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng thì đừng rặn quá mạnh khi đi đại tiện. Hãy dừng lại và thử lần nữa. Việc rặn quá mạnh một lần có thể gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và điều này khiến tình trạng bệnh của mẹ thêm phức tạp.

3.6. Vệ sinh sạch sẽ

Việc này rất quan trọng, mẹ hãy cố gắng giữ cho khu vực bị viêm nhiễm được sạch sẽ, sử dụng thuốc bôi theo chỉ định để giảm đau.

3.7. Tắm nước ấm trong bồn

Đây là một liệu pháp tuyệt vời để giúp mẹ bầu bị trĩ cảm thấy thoải mái hơn.

3.8. Điều trị tại chỗ

Trong trường hợp bị trĩ nặng, mẹ bầu có thể sử dụng những túi nước đá chườm vào khu vực này để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, trước khi thực hiện mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

3.9. Ngồi lên gối

Nếu ngồi lên một bề mặt cứng thì đó chẳng khác gì địa ngục, vì thế, các mẹ có thể sử dụng gối hoặc đệm để ngồi lên.

Trên đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu đối phó với bệnh trĩ khi mang thai. Nếu có thắc mắc gì về chủ đề này, mẹ hãy liên hệ tới đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.thai sản trọn gói

Xem thêm

>> Mang thai nhuộm tóc được không?

> Cách chọn mua áo ngực cho bà bầu

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital