Bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì và nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Hiện nay, nhiều người bệnh mắc chứng rối loạn tiền đình chỉ sử dụng thuốc nhằm làm giảm nhanh các triệu chứng mà không biết rằng chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình điều trị. Thực tế nếu chúng ta có thêm những hiểu biết về chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm, việc điều trị cũng vì thế mà đạt hiệu quả tốt hơn. Vậy bạn có biết rối loạn tiền đình không nên ăn gì và nên gì hay không? Hãy cùng tìm hiểu một số lời khuyên từ các chuyên gia qua bài viết sau đây.

1. Rối loạn tiền đình cần khắc phục như thế nào?

Như chúng ta đã biết, rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể mất cân bằng, hay bị hoa mắt, chóng mặt… Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường gặp phải những vấn đề liên quan tới hệ tuần hoàn, sự lưu thông máu, bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch,…

Đối với những người mắc bệnh tiền đình, việc điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp cũng với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, khoa học hơn để cải thiện tình trạng bệnh. Bởi nếu người bệnh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng thì rất có thể bệnh sẽ tiến triển khó lường hơn.

Nhiều nghiên cứu cho rằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể làm giảm sự xuất hiện của các triệu chứng và làm giảm cường độ của các cơn đau đầu. Một chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng với những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng để biết nên sử dụng loại thực phẩm nào để giảm thiểu tối đa các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố tác động tới sự tiến triển của bện rối loạn tiền đinh

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố tác động tới sự tiến triển của bệnh lý rối loạn tiền đình.

2. Nhóm thực phẩm người rối loạn tiền đình không nên ăn

Thực tế cho thấy có rất nhiều loại thực phẩm đang âm thầm khiến các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi những thành phần có trong các thực phẩm này có thể không tốt cho hệ thần kinh hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiền đình. Sau đây là những thực phẩm mà những người bị rối loạn tiền đình không nên ăn:

2.1. Bệnh nhân rối loạn tiền đình không nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất béo có gây hại hay không?

Theo các chuyên gia khoa học, việc dung nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể sẽ làm lượng cholesterol và triglyceride trong máu tăng cao, dễ khiến thành mạch yếu đi, kém bền. Điều này làm tăng nguy cơ  tắc tĩnh mạch, cản trở sự lưu thông của máu lên não và hệ tiền đình. Bởi thế người bệnh không nên ăn một số loại thực phẩm chứa rất nhiều chất béo như: mỡ động vật, bơ động vật, thực phẩm chiên xào,…

Thay vào đó bệnh nhân có thể sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc rõ ràng và chỉ số chất béo không quá cao…Đặc biệt hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến từ sữa. Hãy lựa chọn những loại sữa chứa ít chất béo. Ngoài ra không nên ăn các loại thịt mỡ mà nên ăn nhiều thịt nạc.

Người rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh chế biến sẵn,…sẽ làm tăng cholesterol máu và làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

2.2. Những loại thực phẩm có tính hàn

Với những người suy nhược cơ thể, thiếu máu, huyết áp thấp,…không nên sử dụng đồ ăn, đồ uống có tính chất mát như: rau má, chè vằng, sắn dây,… Vì đây là những loại thực phẩm sẽ làm cản trở sự phục hồi của thần kinh.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như chè, trà, cà phê,… Bởi những yếu tố này có khả năng sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn.

2.3. Rối loạn tiền đình không nên ăn gì để tránh làm các triệu chứng tăng nặng? Có nên ăn nhiều muối hay không?

Những người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên sử dụng một lượng muối rất nhỏ và không nên dùng vào buổi tối. Bởi những loại thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, gây tổn thương hệ thần kinh. Ngoài ra, những bệnh nhân ăn mặn cũng rất có thể làm lượng cholesterol tăng cao và lắng đọng trên thành mạch, gây nên tình trạng xơ vữa động mạch.

2.4. Hạn chế sử dụng loại thịt đỏ chứa nhiều đạm

Hàm lượng chất béo trong loại thịt đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu…rất cao. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Thay vì sử dụng loại thịt này, bệnh nhân có thể bổ sung các loại protein từ những nguồn thực phẩm khác.

3. Nên ăn gì để tăng cường sức khỏe?

Ngoài việc chú trọng tới những loại thực phẩm không nên sử dụng, người bệnh cũng cần quan tâm tới những nhóm thực phẩm giúp bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe. Tránh trường hợp vì quá kiêng những loại thực phẩm đó dẫn đến thiếu dinh dưỡng, làm bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.

Một số loại thực phẩm người bệnh có thể sử dụng như:

– Các loại chất xơ, khoáng chất, các loại vitamin, rau xanh và hoa quả tươi.

3. Nên ăn gì để tăng cường sức khỏe? Ngoài việc chú trọng tới những loại thực phẩm không nên sử dụng, người bệnh cũng cần quan tâm tới những nhóm thực phẩm giúp bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe. Tránh trường hợp vì quá kiêng những loại thực phẩm đó dẫn đến thiếu dinh dưỡng, làm bệnh tình càng nghiêm trọng hơn. Một số loại thực phẩm người bệnh có thể sử dụng như: - Các loại chất xơ, khoáng chất, các loại vitamin, rau xanh và hoa quả tươi. Người bệnh rối loạn tiền đình cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có cơ thể khỏe mạnh. - Bổ sung thực phẩm giàu acid folic: điển hình như đậu đen, đậu đỏ, bưởi, súp lơ, măng tây, hạt hạnh nhân,... giúp giảm bớt căng thẳng, mất cân bằng, mất phương hướng ở người lớn tuổi.  - Bổ sung các loại vitamin như vitamin B6, vitamin C, vitamin D để khắc phục tình trạng chóng mặt, buồn nôn,...nhanh chóng hơn. - Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng rất tốt cho cơ thể. Mỗi người cần uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày. Nước có thể là nước lọc, nước sinh tố, nước ép trái cây, các loại sữa ít chất béo... Việc tuân thủ các quy tắc trong sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện được căn bệnh này. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này chỉ có tính tham khảo. Để xây dựng được thực đơn phù hợp nhất với mình, bạn nên đi khám để được các chuyên gia tư vấn kỹ lưỡng dựa trên tình hình sức khỏe thực tế. Trước khi sử dụng, người bệnh cũng cần cân nhắc và tìm hiểu rõ nguồn gốc những loại thực phẩm được đưa vào cơ thể. 

Người bệnh rối loạn tiền đình cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có cơ thể khỏe mạnh.

– Bổ sung thực phẩm giàu acid folic: điển hình như đậu đen, đậu đỏ, bưởi, súp lơ, măng tây, hạt hạnh nhân,… giúp giảm bớt căng thẳng, mất cân bằng, mất phương hướng ở người lớn tuổi.

– Bổ sung các loại vitamin như vitamin B6, vitamin C, vitamin D để khắc phục tình trạng chóng mặt, buồn nôn,…nhanh chóng hơn.

– Uống đủ nước, khoảng 1-2 lít nước mỗi ngày, có thể là nước lọc, nước sinh tố, nước ép trái cây, các loại sữa ít chất béo…

Việc tuân thủ các quy tắc trong sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp nhanh chóng cải thiện bệnh rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này chỉ có tính tham khảo. Để xây dựng được thực đơn phù hợp nhất với mình, bạn nên đi khám để được các chuyên gia tư vấn kỹ lưỡng dựa trên tình hình sức khỏe thực tế. Trước khi sử dụng, người bệnh cũng cần cân nhắc và tìm hiểu rõ nguồn gốc những loại thực phẩm được đưa vào cơ thể để đảm bảo an toàn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital