Bị đau đầu khi mang thai mẹ bầu nên làm gì?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bị đau đầu là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân bị đau đầu khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng đau đầu ở mẹ bầu mang thai. Tùy vào từng giai đoạn sẽ có những nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh lý này. Cụ thể:

Trong 3 tháng đầu tiên, sự thay đổi hoocmon, căng cơ, thay đổi vóc dáng, xáo trộn tuần hoàn máu ở cơ thể mẹ bầu là những nguyên nhân gây nên hiện tượng đau đầu.

Bị đau đầu là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ khi mang thai

Bị đau đầu là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ khi mang thai

Trong 3 tháng cuối: Trọng lượng của thai nhi tăng lên sẽ cản trở quá trình lưu thông máu lên não sẽ khiến mẹ bầu bị đau đầu.

Một số yếu tố khác được xem là tác nhân làm tăng chứng đau đầu ở các mẹ bầu là stress, mệt mỏi, ăn uống không khoa học, thiếu ngủ, uống ít nước, đói, hạ đường huyết,…

Nhiều mẹ bầu xuất hiện chứng đau nửa đầu trong quý I của thai kỳ. Đau nửa đầu có biểu hiện đau nhói một bên đầu, kèm theo những hiện tượng khó chịu khác như buồn nôn hoặc nôn.

Bị đau đầu ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu?

Bị đau đầu khi mang thai không có gì đáng lo ngại, chúng sẽ tự biến mất khi chị em bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ hoặc sau khi sinh xong. Vậy nên các mẹ bầu đừng quá lo lắng và vội vàng dùng thuốc, ngay cả khi thuốc có nguồn gốc thảo dược.

Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi

Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi

Bị đau đầu khi mang thai có thế khiến mẹ bầu khó chịu, bực bội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuy nhiên các mẹ nên học cách “chấp nhận” và “sống chung” với nó. Thời kỳ khó khăn, mệt mỏi này sẽ nhanh chóng qua đi và bạn sẽ được chào đón thêm một thiên thần đáng yêu.

Tuy nhiên, có một vài trường hợp mẹ bầu bị đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là tiền sản giật. Do đó, nếu mẹ bầu mang thai khi ngoài 32 tuổi thì cần phải theo dõi sức khỏe khi bị đau đầu, nhất là trong những tháng cuối.

Cách làm dịu cơn đau đầu khi mang thai

Nếu mẹ bầu bị đau đầu có thể khắc phục bằng những phương pháp sau:

Dùng gạc hoặc khăn mềm chườm ở vùng đầu, mắt thái dương. Bên cạnh đó , các mẹ có thể đắp một chiếc khăn lạnh trên cổ

Giảm stress, hạn chế đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, đồng thời thực hiện một vài động tác thể dục để thư giãn, thở sâu, hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang được ở một nơi thật thanh bình.

Giữ tinh thần thoải mái để tránh bị đau đầu khi mang thai

Giữ tinh thần thoải mái để tránh bị đau đầu khi mang thai

Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh là một trong những cách giúp mẹ bầu xoa dịu cơn đau.

Ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tránh được tình trạng hạ đường huyết. Tránh các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn,…

Điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi hoặc ngủ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Massage vùng vai, cổ, thái dương để làm dịu cơn đau

Tham khảo tư vấn cua bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh

Tham khảo tư vấn cua bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh

Nếu đã áp dụng tất cả những biện pháp trên mà hiện tượng đau đầu vẫn không thuyên giảm thì các mẹ hãy đến gặp các bác sĩ ngay để được kiểm tra, thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.

Trên đây là những phương pháp giúp mẹ bầu khắc phục hiện tượng bị đau đầu khi mang thai. Hy vọng, tất cả những thông tin chúng tôi đã chia sẻ có thể giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn những thắc mắc liên quan cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital