Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng phổi do phần lớn virus gây ra. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, gây ra tình trạng viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản của phổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị bệnh hiệu quả, đúng cách.

1. Giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

1.1 Bệnh viêm tiểu phế quản có những triệu chứng gì?

– Thông thường, trong vài ngày đầu, bệnh viêm phế quản thường có các dấu hiệu và triệu chứng như cảm lạnh với các dấu hiệu như: sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ…

Nhịp thở của trẻ nhanh (60 nhịp/phút) và nông, trẻ hay nôn trớ.

– Trẻ thở nặng nhọc, xương sườn rút vào bên trong khi trẻ sơ sinh hít vào

– Trẻ có biểu hiện chậm chạp hoặc thờ ơ, kém linh hoạt.

– Biếng ăn, bỏ ăn, bỏ bú…

– Da xanh xao hoặc tím tái đặc biệt là môi và móng tay.

1.2 Viêm tiểu phế quản cấp do những nguyên nhân nào gây ra?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ xảy ra bởi virus xâm nhập vào tiểu phế quản khiến tiểu phế quản của trẻ bị sưng lên và bị viêm, tăng chất nhầy trong các đường dẫn khí từ đó khiến không khí khó có thể tự do lưu thông ra vào phổi.

– Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra.

– Bên cạnh đó, bệnh viêm tiểu phế quản cũng có thể được gây ra bởi các loại virus khác, bao gồm cả những loại gây ra bệnh cúm hoặc bệnh cảm lạnh thông thường.

– Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ rất dễ lây lan thông qua những giọt nước trong không khí khi người bệnh bị hắt hơi, nói chuyện hoặc ho…

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng phổi do phần lớn virus gây ra. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, gây ra tình trạng viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản của phổi

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng phổi do phần lớn virus gây ra. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, gây ra tình trạng viêm và tắc nghẽn tiểu phế quản của phổi

2. Những lưu ý trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ nhỏ

2.1 Lưu ý về điều trị

Điều trị viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ cần phụ thuộc vào các triệu chứng, tình trạng, mức độ cũng như độ tuổi và sức khỏe của trẻ.

Đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bởi nguyên nhân gây ra bệnh phần lớn là virus gây ra.

Mục tiêu của điều trị bệnh là giúp giảm bớt các triệu chứng khiến trẻ khó chịu, bao gồm:

– Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

– Nếu trẻ sốt cao, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ bằng cách lau người bằng nước ấm, trẻ sốt cao 38,5 độ C cần được uống thuốc hạ sốt.

Đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bởi nguyên nhân gây ra bệnh phần lớn là virus gây ra. 

Đa số các trường hợp viêm tiểu phế quản không nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bởi nguyên nhân gây ra bệnh phần lớn là virus gây ra.

2.2 Lưu ý trong cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn:

– Làm ẩm không khí phòng: Nếu không khí trong phòng của trẻ bị khô, cha mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm hoặc máy phun sương nhằm giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và ho.

– Cần lưu ý vệ sinh thường xuyên máy tạo độ ẩm sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

– Tăng cường cho trẻ uống đủ nước: Nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước và điện giải ở trẻ, cha mẹ cần cố gắng cho trẻ uống đủ nước như: lọc hoặc nước trái cây, canh…. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ uống chậm hơn bình thường, bởi trẻ bệnh dễ sặc do kích thích đường hô hấp dẫn đến ho.

– Có thể sử dụng nước muối nhỏ mũi để giảm nghẹt mũi: Bố mẹ có thể sử dụng nước muối để vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Đây là biện pháp an toàn, hiệu quả và không gây dị ứng, ngay cả đối với trẻ sơ sinh.

– Đảm bảo môi trường sống không khói thuốc: Khói thuốc lá có thể làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm trùng của viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ.

– Virus là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ, chính vì thể để ngăn chặn mầm bệnh cha mẹ cần tuân thủ các biện pháp như: cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, đeo khẩu trang khi ra ngoài.

– Nếu trẻ ho, hắt hơi cha mẹ cần hướng dẫn trẻ che miệng, mũi bằng khăn giấy và sau đó vứt rác thải lây nhiễm đúng nơi quy định.

– Thường xuyên lau dọn, khử trùng bề mặt, vật dụng trong nhà, những vật mà mọi người sử dụng chung thường xuyên;

– Trẻ bị bệnh cần để trẻ sử dụng đồ cá nhân riêng biệt như cốc nước, khăn lau mặt,… để tránh lây nhiễm với người khác.

– Đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên môn để được bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả, tránh tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà khiến tình trạng bệnh của trẻ càng trở nên nặng nề hơn.

cha mẹ nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám ở các cơ sở y tế có chuyên môn, chất lượng

cha mẹ nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám ở các cơ sở y tế có chuyên môn, chất lượng

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ phụ huynh cần nắm rõ để có thể nhận biết bệnh cũng như phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả. Viêm tiểu phế quản có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ, do đó cha mẹ nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám ở các cơ sở y tế có chuyên môn, chất lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital