Là bệnh lý phổ biến trong đời sống hàng ngày, viêm họng gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và tâm lý của chúng ta. Vậy để mau chóng dứt bệnh và quay lại trạng thái bình thường, người bị viêm họng nên kiêng gì?
Menu xem nhanh:
1. Vì sao bệnh viêm họng cần chú ý kiêng khem?
1.1. Viêm họng – Chứng bệnh ở mọi lứa tuổi
Viêm họng là nỗi khó chịu với nhiều người, ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm càng khiến tỷ lệ viêm họng tăng cao. Tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người, mà triệu chứng này có thể tự giảm dần rồi biến mất, hoặc kéo dài dai dẳng và dần trở nặng.
1.2. Vì sao người viêm đường hô hấp cần kiêng khem?
Nhiều người khi bị viêm họng thường chỉ tập trung vào sử dụng các loại thuốc đặc trị mà quên đi việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây bừa bãi mà không rõ nguyên nhân bệnh có thể dẫn tới tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Do đó, nếu chứng viêm họng không quá nghiêm trọng, người bệnh nên áp dụng những phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Trong đó chế độ dinh dưỡng có một vai trò quan trọng. Ăn uống bừa bãi kết hợp sinh hoạt thiếu khoa học dễ dàng đẩy bệnh ngày càng nặng hơn. Ngược lại, chọn thực phẩm phù hợp, ăn đúng – đủ là phương pháp điều trị theo sinh học. Nó vừa giải quyết triệu chứng, vừa rút ngắn thời gian bệnh. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm họng cần đảm bảo những tiêu chí: Giảm đau, ức chế viêm tấy, tăng đề kháng.
Vậy từ đó, nhiều người đã đặt câu hỏi: Viêm họng nên ăn gì, và kiêng gì để mau dứt bệnh?
2. Người bị chứng viêm họng nên kiêng gì?
Với người bị viêm họng, việc chọn thực phẩm phải dựa trên những nguyên tắc nhất định.
2.1. Chứng viêm họng nên kiêng gì trong thực đơn?
Chế độ dinh dưỡng của người mắc chứng họng viêm cần tạm thời tránh xa những thứ sau:
Thực phẩm giàu chất béo
Đồ ăn chứa quá nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Chúng cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể và khiến các triệu chứng cảm lạnh, ho, đau họng trở nặng. Bạn cần nói không với đồ nhiều dầu mỡ, các món nướng, thịt đỏ, sữa nguyên kem,… khi bị bệnh.
Thực phẩm cay nóng
Đây thực sự là “hung thần” của họng và hệ tiêu hóa. Chúng khiến cổ họng bị tổn thương, gây kích ứng và cảm giác nóng rát trong người. Bệnh nhân ho nhiều hơn và viêm nặng hơn rất nhiều. Ngoài tránh đồ ăn có nhiệt cao, người bệnh cũng nên tạm thời bỏ qua các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,…
Thực phẩm có vị chua
Những loại đồ ăn chứa hàm lượng axit cao khiến cổ họng rát đau, ngứa ngáy lâu dài. Vì vậy, cần hạn chế những thứ này trong thực đơn hàng ngày như kim chi, dưa muối, xoài, cóc,…
Thực phẩm cứng thô
Những loại thực phẩm này không những khiến họng đau rát khi nuốt, mà còn khiến họng không sạch, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Một số đồ được gọi tên như: Bánh mì nướng, snack giòn, các loại hạt… Do vậy người bệnh được khuyến khích dùng đồ ăn tính mềm, lỏng.
Thực phẩm, đồ uống lạnh
Ăn, uống đồ lạnh thường xuyên khiến sức đề kháng vùng niêm mạc bị giảm sút. Vi khuẩn từ đó xâm nhập và gây bệnh. Không chỉ vậy, đồ lạnh khiến cơ thể chúng ta phải chuyển hóa lượng lớn calo để trung hòa nhiệt độ, gây sự mệt mỏi, mất sức. Hãy tạm nói không với kem, nước đá,…
Đồ uống có cồn, gas
Đồ có cồn hay chất kích thích khiến cổ họng sưng đỏ và tăng tình trạng viêm nhiễm. Rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga đều là những đồ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên dùng những đồ uống tăng sức đề kháng.
2.2. Chứng viêm họng nên kiêng gì trong sinh hoạt?
Bên cạnh chế độ ăn uống, việc kiêng khem trong lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần không nhỏ khi điều trị bệnh viêm vọng. Cụ thể, chúng ta cần hạn chế những vấn đề sau:
Tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn
Đây là những vật thể có hại cho đường hô hấp. Chúng khiến bệnh trở nặng và có thể dẫn tới những hậu quả nặng hơn.
Tắm nước lạnh
Cơ thể dễ dàng giảm sút sức đề kháng khi phải chuyển đổi năng lượng thành nhiệt để cân bằng với môi trường bên ngoài. Hãy ngưng tắm đêm, tắm nước lạnh, để cơ thể có thời gian hồi phục.
Nằm yên một chỗ
Dù là bệnh về hô hấp hay khỏe mạnh, mỗi người đều cần có chế độ vận động phù hợp mỗi ngày. Tập thể dục cũng giúp cải thiện tình trạng cho người viêm họng.
Giao tiếp nhiều
Việc nói nhiều, nói liên tục khiến cổ họng khô, rát, tổn thương nhiều hơn. Những cơn ho và viêm nhiễm cũng theo đó tăng lên với tần suất cao.
Như vậy, dù chứng viêm họng không quá nguy hiểm, nhưng cần sớm được điều trị dứt điểm để tránh gây trở ngại tới cuộc sống và hệ quả sau này. Trên đây là những thực phẩm và những điều người bệnh viêm họng cần kiêng khem, để chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.