Viêm gan là tình trạng tế bào và mô gan bị tổn thương. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao do thường tiến triển thầm lặng, khó phát hiện sớm. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ nguyên nhân gây bệnh, các biến chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm gan là gì?
Tình trạng các tế bào gan bị tổn thương và mô gan bị viêm nhiễm được gọi là viêm gan. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ nhận thấy các biểu hiện rõ ràng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đây chính là lý do vì sao người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và điều trị bệnh.
Bệnh lý này có thể làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể hình thành xơ gan, thận chí gây ung thư gan dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó phổ biến nhất gồm:
2.1. Nhiễm virus viêm gan – nguyên nhân phổ biến nhất
Virus gây bệnh gồm nhiều loại, thường gặp nhất là A, B, C, D, E, G. Ngoài ra, một số loại virus gây bệnh khác gồm: MV, EBV, virus herpes…
Trong đó:
– HAV ít nguy hiểm, không chuyển thành mãn tính nhưng lại khó chữa khỏi hoàn toàn.
– HBV và HCV được đánh giá là 2 loại virus nguy hiểm nhất vì dễ dàng lây truyền theo nhiều con đường, dễ gây đột biến. Người nhiễm virus có nguy cơ bị viêm gan mãn tính, suy gan, xơ gan, ung thư gan thậm chí là tử vong.
– HDV chỉ xuất hiện ở những người đã mắc HBV, không thể độc lập gây bệnh.
– HEV tương đối nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
2.2. Nhiễm ký sinh trùng
Ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum) và một số loại amip có khả năng gây bệnh. Chúng khiến gan bị sưng to và làm trì trệ các chức năng của gan như lọc chất độc, dự trữ chuyển hóa,…
2.3. Viêm gan tự miễn
Bệnh gây ra bởi sự tấn công của hệ miễn dịch vào các tế bào gan. Đây là bệnh lý ít gặp và chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Một số yếu tố nguy cơ được cho là các chất độc tích tụ trong cơ thể hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc. Tế bào gan bị tấn công bởi hệ miễn dịch của chính người bệnh, làm tổn thương và suy giảm chức năng gan.
2.4. Nhiễm độc
Gan có thể bị viêm do nhiễm độc do uống rượu bia, sử dụng các loại thuốc, tiếp xúc với các hóa chất độc hại… Trong đó, lạm dụng rượu bia là lý do phổ biến hàng đầu. Những người lạm dụng rượu bia trong thời gian dài có nguy cơ cao bị viêm gan, gan nhiễm mỡ, làm hoại tử tế bào gan, tiến triển thành xơ gan.
Thông thường, tổn thương do nhiễm độc từ rượu bia, thuốc… ở dạng cấp tính. Tuy nhiên bệnh có thể chuyển thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
3. Dấu hiệu điển hình của bệnh
Giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc triệu chứng nghèn nàn, dễ nhầm lẫn. Người bệnh có thể có một số biểu hiện với mức độ khác nhau. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh không thể chủ quan bao gồm:
– Sốt, mệt mỏi;
– Chán ăn, buồn nôn;
– Đau bụng, đặc biệt phần hạ sườn phải;
– Đau khớp, đau cơ bắp;
– Vàng mắt, vàng da;
– Mẩn ngứa, phát ban;
– Nước tiểu vàng sẫm;
– …
Ngay khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần được kiểm tra, thăm khám ngay. Bệnh được phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả và cơ hội khỏi bệnh càng cao.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan
Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và hiệu quả của phương pháp điều trị. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ không nguy hiểm. Ngược lại, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc điều trị vì thế cũng trở nên khó khăn, tốn kém về thời gian và chi phí.
Bệnh không được phát hiện và chữa trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng như:
4.2. Xơ gan
Xơ gan tiến triển từ viêm gan mãn tính, do các tác nhân gây hại tấn công gan trong thời gian dài, làm hư hại các tế bào gan. Tế bào chết dần và bị thay thế bởi các mô sẹo. Các mô này không phục hồi được, khiến gan chai cứng, lưu lượng máu qua gan giảm và gan không thực hiện được các chức năng bình thường.
4.3. Ung thư gan
Tình trạng viêm có thể gây ra các bất thường trong tế bào gan, tăng nguy cơ xuất hiện ung thư. Ung thư gan không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn tác động đến toàn cơ thể. Bệnh lý ung thư này có 3 dạng chính như sau:
– Ung thư biểu mô đường mật.
– U nguyên bào gan.
5. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh?
Dưới đây là những trường hợp có nguy cơ cao nhất:
– Lạm dụng bia rượu, thuốc lá.
– Truyền máu không an toàn.
– Dùng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân với người khác.
– Quan hệ tình dục không thủy chung, không an toàn.
– Sử dụng các loại thuốc có hại cho gan trong thời gian dài.
– Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thức ăn và nguồn nước ô nhiễm.
6. Chẩn đoán bệnh viêm gan
Các phương pháp phổ biến có khả năng phát hiện bệnh bao gồm:
– Thăm khám lâm sàng: Phát hiện các triệu chứng như sốt, vàng da, mẩn ngứa,…
– Siêu âm gan: Phát hiện tổn thương gan.
– Sinh thiết gan: Không chỉ chẩn đoán mà còn phân tích chính xác những bất thường ở gan.
– Xét nghiệm chức năng gan (các chỉ số ALT, AST, GGT, ALP…).
– Một số xét nghiệm khác: xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm miễn dịch,…
7. Bệnh viêm gan điều trị như thế nào?
Với trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm hoặc cấp tính, người bệnh có thể điều trị khỏi nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị là: thuốc kháng virus (interferon, protease, nucleoside analogue), thuốc ức chế polymerase… Người bệnh lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.
Với trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, kháng thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện ghép gan. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí cao và tiềm tàng các yếu tố nguy cơ.
Song song với việc điều trị, người bệnh cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ như:
– Bỏ rượu bia, thuốc lá,…
– Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
– Nghỉ ngơi hợp lý để gan có thời gian hồi phục.
– Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần chú ý rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.
– Xây dựng lối sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, không dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục an toàn,…
Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh viêm gan. Để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, chủ động thăm khám gan mật là việc làm rất cần thiết. Do đó hãy có ý thức kiểm tra định kỳ để bảo vệ tốt nhất sức khỏe lá gan của chính mình.