U đa nang tuyến vú là bệnh thường gặp ở phụ nữ với các độ tuổi khác nhau. Nhiều chị em lo lắng khi phát hiện thấy các u nang ở tuyến vú của mình. Trên thực tế, u nang tuyến vú chưa chắc đã thể hiện tình trạng bệnh lý nào đó. Việc chị em chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh là vô cùng cần thiết, vậy u đang nang tuyến vú là gì và bệnh có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh u đa nang tuyến vú?
U nang tuyến vú là khái niệm chỉ các trường hợp u nang tuyến vú xuất hiện các khối u ở một hoặc cả hai bầu vú. Các khối u nang này thường xuất hiện dạng cụm bao gồm các nang nhỏ với các vách ngăn xen kẽ mỏng và có kích thước đa dạng từ nhỏ đến to. Nó được mô tả giống như chùm bong bóng với những quả bóng to nhỏ không đồng đều và xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên vú.
Những khối u nang này chưa đầy những túi chứa dịch lỏng và có kích thước có thể to hoặc nhỏ từ vi nang cực nhỏ đến u nang. Các vi nang hầu như người bệnh không thể sờ thấy và chỉ được phát hiện khi các mô được xem xét dưới kính hiển vi. Các vi nang này lớn dầu và hình thành các u nang. Khi đó, người bệnh có thể sở thầy chúng một cách dễ dàng qua da.
Các khối u nang tuyến vú thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, có thể di chuyển được. U nang tuyến vú thường gặp nhất ở nữ giới trong độ tuổi từ 40. Sự thay đổi hormone hàng tháng khiến cho các u nang tuyến vú phát triển nhanh, trở nên đau và dễ nhận biết hơn ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.
2. Bệnh đa nang tuyến vú có nguy hiểm không?
2.1 Ảnh hưởng của u đa nang tuyến vú với sức khỏe của chị em
Ảnh hưởng rõ ràng nhất của bệnh đó là gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh như:
– Khiến sức khỏe của người bệnh thuyên giảm.
– Thỉnh thoảng người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhói ở ngực.
– Gây mất cân đối bầu vú.
– Gần tới những ngày chu kỳ kinh, bầu vú sẽ căng cứng gây đau nhức và kèm theo cảm giác nhức mỏi ở hai bà vai và cánh tay.
– Trong thời kỳ mang thai hay cho con bú, u nang tuyến vú sẽ gây khó chịu, căng tức vùng ngực hơn so với bình thường.
Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ xảy ra chủ yếu trong thời gian ngắn như thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu người bệnh có thể chịu đựng được các triệu chứng trên thì không cần can thiệp điều trị vì các nang này có thể xuất hiện và cũng cũng có thể tự lặn mất.
Chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp u nang tuyến vú thường là theo dõi và khám định kỳ bởi bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi và sau khi mãn kinh, hiện tượng này có thể thuyên giảm và lặn dần.
2.2 U đa nang tuyến vú có nguy cơ ung thư không?
U nang tuyến vú là tổn thương lành tính và không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Đây là các khối u vú tăng sản điển hình, các tế bào tuyến vú tăng về số lượng nhưng không có hiện diện của các tế bào bất thường có nhận dị dạng.
Mặc dù ung thư vú có thể xảy ra nếu người bệnh có tiền sử cá nhân hoặc người thân trong gia đình bị ung thư tuyến vú. Do đó, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra và phòng ngừa các nguy cơ xấu có thể xảy ra.
3. Bị đa nang tuyến vú khi nào cần phải mổ?
Khi bị đa nang tuyến vú có phải mổ hay không là thắc mắc của không ít chị em khi bị bệnh. Như đã nói ở trên, đa nang tuyến vú là tổn thương lành tính. Những cơn đau nhức khó chịu có thể khiến chị em lo lắng, nhưng nhiều trường nhiều trường hợp không cần điều trị hoặc can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên người bệnh cần được thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của khối u nang để tránh trường hợp khối u tiến triển xấu.
Trong một số trường hợp, nếu các triệu chứng gây quá khó chịu và đau đớn, cảm giác mệt mỏi thì người bệnh cần được điều trị.
– Điều trị bằng thuốc: Nếu người bệnh quá đau, người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau như Paracetamol hay các thuốc chống viêm khác. Tuy nhiên, thời gian sử dụng không nên kéo dài và thời gian uống thuốc giảm đau phải cách nhau 4 giờ. Bên cạnh đó, các thuốc nội tiết cũng sẽ được chỉ định để giảm các triệu chứng đau bao gồm: progesterone dạng bôi hay uống.
– Điều trị ngoai khoa: Phương pháp này được chỉ định khi các nang chứa dịch to và gây căng đau, nang vú bội nhiễm áp xe hóa, chọc dò dịch có lẫn máu, u nhú trong nang, xét nghiệm tế bào và nghi ngờ nguy cơ ác tính cao.
Bên cạnh đó, những trường hợp u nang tuyến vú không nghi ngờ ác tính nhưng đau nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tế bào nghi ngờ và thực hiện phẫu thuật cắt bỏ nang.
Đa nang tuyến vú là bệnh có thể điều trị và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở phụ nữ. Do đó, khi được chẩn đoán bệnh, chị em không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng các triệu chứng khó chịu. Thay vào đó, chị em cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, tuân thủ điều trị và tái khám theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.