Bệnh trĩ và cách điều trị bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Bệnh trĩ và cách điều trị như thế nào là điều bệnh nhân nào cũng cần biết. Bệnh trĩ ở trong giai đoạn đầu cần phải điều trị sớm nếu không về sau sẽ rất khó chịu và khổ sở vì trĩ. Chưa kể người bệnh còn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như sa nghẹt, hoại tử vô cùng đau đớn và tốn kém khi điều trị.

1. Triệu chứng bệnh trĩ cần điều trị

Khi đã gặp các dấu hiệu sau, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác về bệnh trĩ và cách điều trị.

– Bị chảy máu khi đi vệ sinh: Người bệnh có thể tình cờ thấy 1 lượng máu nhỏ ở trên giấy vệ sinh hoặc ở bồn cầu. Tuy nhiên, người bệnh không có cảm giác đau đớn để biết rằng mình bị chảy máu. Càng lâu về sau, bệnh nhân chảy máu càng nhiều, có thể thành giọt hay tia. Khi đó, bệnh nhân bắt đầu có cảm giác đau đớn.

– Vùng hậu môn có dịch nhầy và ngứa: Dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc hậu môn sẽ kiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, có cảm giác ngứa.

– Bắt đầu đau vùng hậu môn: Vùng hậu môn đau khi búi trĩ đã hình thành và có hiện tượng nứt hậu môn, tắc nghẹt.

– Sưng hậu môn do các búi trĩ to lên

– Có hiện tượng huyết khối ở búi trĩ

Ngoài những dấu hiệu trên, thì người bệnh có thể phân biệt trĩ ngoại và trĩ nội theo các triệu chứng sau:

Trĩ ngoại:

– Vùng da trên búi trĩ bị kích thích và có thể bị loét

– Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột nếu có cục máu đông hình thành trong búi trĩ ngoại

– Trĩ ngoại khi xuất hiện tự bệnh nhân có thể cảm thấy được bằng 1 khối nhô quanh hậu môn

– Vùng da tại hậu môn nhăn nheo và rát

Trĩ nội:

– Trĩ nội thường gây chảy máu dù không gây đau

– Không cảm nhận được búi trĩ cho đến khi chúng chuyển giai đoạn và có thể bị sa búi trĩ

– Trĩ nội bị sa có thể khiến vùng hậu môn bị kích thích gây ra ngứa và đau rát. Khi đó, người bệnh vô cùng khó chịu và lau liên tục. Tuy nhiên, khi lau mạnh thì tình trạng lại thêm trầm trọng.

Trĩ nội và trĩ ngoại có thể gây đau hoặc không

Trĩ nội và trĩ ngoại có thể gây đau hoặc không

2. Bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ cần được chữa trị khi đã gây triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Đối với trường hợp, có bệnh trĩ nhưng chưa triệu chứng thì cần chú ý cải thiện việc ăn uống và sinh hoạt.

2.1. Bệnh trĩ và cách điều trị với thuốc

Chỉ định:

Trĩ nội độ 1, độ 2

– Trĩ ngoại cấp độ nhẹ

– Triệu chứng nhẹ như chảy máu ít, ngứa rát và chưa có nguy cơ biến chứng

Nguyên lý điều trị:

– Kết hợp chế độ ăn uống, kiêng cữ mới điều trị hiệu quả được

– Điều trị thuốc nhằm khắc  phục các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa hình thành búi trĩ mới

– Thời gian dài, cần kiên nhẫn không bỏ cuộc

Dùng thuốc như sau: Có 2 loại cơ bản là thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ. Thuốc bôi tại chỗ thường giảm cảm giác ngứa rát, làm chắc thành mạch… Thuốc uống chống viêm, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa…

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chủ trị. Mọi lời khuyên khác bao gồm cả bài viết này đều mang tính chất tham khảo.

Bên cạnh đó, cần duy trì ăn uống và sinh hoạt hợp lý như sau:

– Bổ sung thật nhiều rau củ quả, bớt thịt đỏ. Đặc biệt cần uống nhiều nước hằng ngày.

– Ngưng sử dụng các chất kích thích, các loại đồ cay nóng

– Lưu ý vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng bằng nước ấm, khăn không có chất kích ứng

– Không rặn quá mạnh, không ngồi nhà vệ sinh quá lâu

Trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ

Trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ

2.2. Bệnh trĩ và cách điều trị bằng phẫu thuật

Chỉ định:

– Trĩ nội độ 3 độ 4, nguy cơ biến chứng hoặc đã có biến chứng

– Trĩ nội, trĩ ngoại đã bị sà búi trĩ ra ngoài

– Có biến chứng ứ huyết

– Nguy cơ biến chứng sa nghẹt, hoại tử

Việc điều trị trĩ ở những trường hợp chỉ định trên hoàn toàn không có tác dụng. Do đó, người bệnh cần nhập viện càng sớm càng tốt để nhanh chóng điều trị.

Phương pháp phổ biến bao gồm:

– Phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan: Phẫu thuật truyền thống tác động trực tiếp tới búi trĩ. Phương pháp này áp dụng được cho nhiều loại trĩ, kể cả trĩ hỗn hợp. Nhược điểm là gây đau, lâu lành và có thể có biến chứng chảy máu.

Bệnh trĩ và cách điều trị phẫu thuật

Bệnh trĩ nặng cần phẫu thuật cắt bõ búi trĩ ngay nếu không sẽ có biến chứng nặng nề

– Phương pháp Longo: Phẫu thuật hiện đại được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này dùng súng tự động để cắt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ đồng thời khâu treo các lớp niêm mạc sà xuống. Khu vực tác động là vùng vô cảm của hậu môn nên bệnh nhân đỡ đau hơn và cũng chóng lành hơn. Người bệnh cũng hạn chế được các biến chứng sau mổ.

Bệnh trĩ và cách điều trị cụ thể cần phải căn cứ vào tình trạng cụ thể. Bệnh nhân lưu ý không nên nghe theo các bài thuốc truyền miệng hoặc dân gian để đắp lên vùng trĩ. Khi đó, tình trạng sẽ càng trầm trọng và càng đau đớn khi chữa trị sau này. Đừng e ngại khi đến bệnh viện vì việc điều trị trĩ hiện nay vô cùng riêng tư và kín đáo. Những bệnh viện uy tín luôn có phòng riêng để thăm khám và kiểm tra tình trạng trĩ. Hãy chủ động điều trị trĩ càng sớm càng tốt để đỡ tốn kém và đau đớn vào sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital