Bệnh trĩ ở phụ nữ: Những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ

Nhiều thống kê chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ cao gấp hai lần so với nam giới. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân đằng sau bệnh trĩ ở nữ giới, những biến chứng nguy hiểm cũng như cách điều trị nỗi ám ảnh này.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới

1.1. Những nguyên nhân chung

Bệnh trĩ ở nữ giới có một số nguyên nhân giống như các đối tượng khác. Về cơ bản, bệnh trĩ liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và tập luyện. Chính vì vậy, các nguyên nhân hình thành bệnh trĩ có thể kể đến như sau:

– Thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây là nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh trĩ. Thực đơn thiếu chất xơ, uống quá ít nước khiến cho quá trình tiêu hóa không được vận hành trơn tru. Thiếu chất xơ từ rau củ quả cũng làm cho phân bị cứng, khô, khó đại tiện. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều đồ cay nóng, chiên rán, dầu mỡ cũng dẫn đến hiện tượng nóng trong, tác động xấu đến trực tràng. Điều này dẫn đến đi đại tiện khó khăn. Khi đó, tĩnh mạch ở hậu môn sẽ chịu một áp lực rất lớn. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hình thành các búi trĩ.

– Các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Thói quen không vận động, rặn mạnh khi đại tiện, đi đại tiện quá lâu, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,.. Ngoài ra, nguyên nhân còn bắt nguồn từ tính chất công việc. Phụ nữ đa phần làm công việc văn phòng, ít vận động và thường ngồi lâu một chỗ. Tình trạng này kéo dài và lặp lại sẽ khiến hậu môn và trực tràng liên tục chịu áp lực. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động còn làm giảm nhu động ruột, gây ra khó khăn khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ ở phụ nữ

Hình ảnh mô tả bệnh trĩ

1.2. Nguyên nhân đặc trưng dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ

Ở phụ nữ, do đặc trưng về giới nên nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ không chỉ dừng lại ở chế độ ăn uống và sinh hoạt. Những nguyên nhân có thể đến như sau:

– Quá trình mang thai: Trong giai đoạn này, vị trí của thai nhi là ở rất gần các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Ngoài ra, khi em bé phát triển, kích thước và cân nặng cũng tăng dần tạo áp lực lớn dần lên vùng xương chậu. Tình trạng này kéo dài còn làm cho các mạch máu ở trực tràng phình ra, tạo nên búi trĩ.

– Quá trình sinh nở: Đặc biệt là đối với phụ nữ sinh thường. Khi sinh con, người mẹ bắt buộc phải rặn để đẩy em bé ra bên ngoài. Rặn quá mạnh hoặc rặn không đúng cách sẽ khiến áp lực trong ống hậu môn tăng đột ngột. Các búi trĩ nếu đã hình thành trong hậu môn sẽ bị phình và sa ra bên ngoài.

Mang thai là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở nữ giới

Mang thai là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở nữ giới

2. Triệu chứng và biến chứng của bệnh trĩ ở nữ giới

2.1. Triệu chứng

Ở nữ giới, các triệu chứng bệnh trĩ cũng giống như ở các đối tượng khác. Các biểu hiện chung thường là:

– Hậu môn ngứa ngáy, đau rát: Triệu chứng này là điển hình đối với bệnh nhân bị trĩ. Người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, khi đi đại tiện, búi trĩ bên ngoài hậu môn tiếp xúc với nước, giấy vệ sinh,.. gây cảm giác đau đớn

– Chảy máu khi đại tiện. Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, có thể nhìn được trong phân hoặc giấy vệ sinh sẽ có lẫn máu tươi. Lượng máu lúc này chưa nhiều. Nếu không được điều trị, những tia máu với lượng máu khá lớn sẽ xuất hiện. Đây không chỉ là dấu hiệu bệnh trĩ mà còn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh tiêu hóa nguy hiểm khác.

– Cảm giác cộm ở hậu môn, có thể tự co vào hoặc không: Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ. Đối với từng mức độ bệnh khác nhau, mức độ sa của búi trĩ sẽ khác nhau, gây khó chịu và đau đớn theo các cấp độ khác nhau cho người bệnh.

– Chảy dịch hậu môn, gây nhớp nháp và ngứa ngáy.

2.2. Biến chứng của bệnh trĩ ở phụ nữ

Đối với nữ giới, những biểu hiện trên không chỉ đem lại cảm giác khó chịu, phiền toái mà còn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

– Mất máu nặng: Bệnh trĩ kéo dài gây ra tình trạng mất máu nặng nề. Điều này là cực kỳ nguy hiểm với phụ nữ. Sức khỏe suy giảm, sa sút trí nhớ và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

– Nhiễm trùng hậu môn dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Khác với nam giới, vùng niêm mạc tử cung ở phụ nữ nằm rất gần với hậu môn. Nhiễm trùng hậu môn do trĩ có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng của nó.

– Khó khăn trong hoạt động tình dục. Không chỉ đau đớn, người bệnh đặc biệt là phụ nữ còn cảm thấy rất tự ti khi sinh hoạt. Bệnh nhân đôi khi suy giảm ham muốn. Ngoài ra, đôi khi quan hệ cũng có thể khiến bệnh nặng hơn.

– Ung thư các bộ phận liên quan: đặc biệt là trực tràng. Mặc dù biến chứng này không quá phổ biến nhưng cũng được cảnh báo. Ung thư trực tràng nguy hiểm và có thể di căn gây tử vong.

3. Bệnh trĩ ở nữ giới và phương pháp điều trị

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ ở nữ giới. Nên đi khám để có phương hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, hoàn toàn có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc được các bác sĩ chỉ định. Người bệnh không nên để bệnh đến mức độ quá nặng rồi mới đến khám chữa. Lúc này, các bác sĩ buộc phải can thiệp ngoại khoa bằng các thủ thuật, phẫu thuật.

Một số phương pháp cắt trĩ như: phẫu thuật Longo, phẫu thuật cắt trĩ kinh điển Milligan Morgan và Ferguson, thủ thuật tiêm xơ búi trĩ,.. Trong đó, phương pháp mổ trĩ Longo rất được các bệnh nhân, đặc biệt là nữ bệnh nhân ưa chuộng. Phương pháp này ít xâm lấn, ít đau, thời gian hồi phục cực kỳ nhanh chóng.

Cắt trĩ bằng súng Longo ít xâm lấn, hiệu quả cao

Cắt trĩ bằng súng Longo ít xâm lấn, hiệu quả cao

4. Những điều bệnh nhân cần lưu ý

Bệnh nhân cần chú ý thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt ngay cả trong và sau quá trình điều trị trĩ. Đó cũng là cách để chúng ta phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, cần đặc biệt giữ vệ sinh vùng hậu môn. Với phụ nữ, vệ sinh sau đại tiện cần được thực hiện đúng cách. Nên dùng nước ấm và giấy vệ sinh sạch sẽ, lau theo chiều từ trước ra sau. Điều này hạn chế việc mang vi khuẩn từ búi trĩ và vùng hậu môn sang vùng kín gây viêm nhiễm phụ khoa. Phụ nữ nên ngâm hậu môn bằng nước ấm để hậu môn dịu đi sau cơn đau trĩ.

Bên cạnh đó, một vài bài tập nhẹ nhàng như tập kegel cũng được khuyến khích để cải thiện sức khỏe và giảm áp lực lên hậu môn gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ở phụ nữ thường khiến nữ bệnh nhân thường khá e ngại khi đi khám và điều trị. Tuy nhiên, điều này khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị bệnh đúng hướng, hiệu quả, tránh để lại những biến chứng đáng tiếc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital