Bệnh trĩ giai đoạn đầu cũng chính là thời điểm nhẹ nhất của bệnh, đây cũng là lúc chữa trị dễ dàng, nhanh chóng và mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bệnh trĩ thường phát triển âm thầm và rất khó để phát hiện sớm, nhất là với trĩ nội. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm khi bị bệnh để lên phương án điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ không đơn thuần chỉ là bệnh của riêng tĩnh mạch. Trĩ xuất hiện khi tình trạng gia tăng áp lực diễn ra thường xuyên như rặn khi đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ làm phình giãn và tạo ra các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ sẽ ngày càng bị suy yếu, khi đó các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn và dẫn đến trĩ nội sa.
2. Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu
Dựa theo vị trí của các búi trĩ, bệnh trĩ thường được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Hơn nữa, dấu hiệu nhận biết chúng cũng khác nhau.
Trĩ nội: Ở giai đoạn đầu, các búi trĩ hầu như không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, vì vậy nếu không để ý kỹ sẽ rất khó phát hiện bệnh. Khi đi đại tiện, có một ít máu được thải ra với phân, đi kèm là cảm giác rát nhẹ. Khi bệnh nặng hơn, máu sẽ chảy thành từng giọt, các búi trĩ bị sa ra ngoài.
Trĩ ngoại: So với trĩ nội, trĩ ngoại dễ nhận biết và dễ điều trị hơn. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, tại khu vực xung quanh lỗ hậu môn xuất hiện các nốt màu đỏ với kích thước nhỏ. Lâu dần các nốt này sẽ lớn lên và gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh.
Bên cạnh đó, trĩ nội và trĩ ngoại cũng có các dấu hiệu nhận biết chung:
– Hậu môn sưng lên: Tình trạng này có thể xuất hiện trong ống hậu môn hoặc ở rìa hậu môn. Cảm giác đau rát, khó chịu khi đi vệ sinh hoặc vận động mạnh.
– Đi đại tiện kèm theo chất dịch nhầy: Khi bị trĩ giai đoạn đầu, nếu để ý, người bệnh có thể dễ dàng thấy được dịch nhầy lẫn trong phân khi đi đại tiện. Ngoài ra, theo cấp độ nặng dần của bệnh thì lượng dịch nhầy sẽ tăng lên.
3. Phương pháp điều trị với bệnh trĩ trong giai đoạn đầu
Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của trĩ, người bệnh cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, đánh giá tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Với trĩ ở giai đoạn đầu có thể áp dụng các cách sau đây:
3.1. Điều trị bằng thuốc tây y
Thuốc tây y là lựa chọn phổ biến với những người bận rộn muốn điều trị ngay khi trĩ ở giai đoạn đầu. Với ưu điểm là tiện lợi, sử dụng nhanh gọn, dễ dàng mang theo,… Người bệnh có thể kết hợp các loại thuốc trị trĩ như thuốc uống, thuốc bôi ngoài da và thuốc đặt để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
3.2. Ngâm hậu môn trong nước ấm
Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu tại nhà vừa không tốn kém vừa đạt hiệu quả cao. Ngâm hậu môn sẽ giúp các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn co lại và giúp giảm đau, giảm sưng, chống kích ứng rất tốt.
Đổ nước với nhiệt độ thích hợp vào, có thể pha thêm một ít muối tinh, sau đó ngồi xuống và bắt đầu ngâm. Hãy thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.
3.3. Chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho người bệnh trĩ giai đoạn đầu
Điều chỉnh chế độ ăn uống đúng cách sẽ mang đến hiệu quả chữa trĩ giai đoạn đầu tốt nhất, Cụ thể, người bệnh nên chú ý những điều sau đây:
– Hãy uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày) sẽ rất quan trọng và cần thiết cho người bệnh trĩ.
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc,… Những loại rau, củ, quả có lợi cho quá trình điều trị trĩ như: Khoai lang, chuối chín, đu đủ chín, rau mồng tơi, cam, bưởi, thanh long,…
– Hạn chế sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước ngọt có gas,…
3.4. Sử dụng thuốc làm mềm phân
Các loại thuốc này có tác dụng nhuận tràng, giúp cho phân mềm hơn và cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, cần phải theo dõi trạng thái phân sau mỗi lần sử dụng thuốc, khi thấy phân quá lỏng thì nên ngừng thuốc một thời gian nhằm tránh khả năng bị nhiễm trùng và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc.
3.5. Đi vệ sinh đúng cách
Việc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh sẽ tạo ra lực lớn lên phần tĩnh mạch ở hậu môn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và trĩ trở nặng. Vì thể, cần hạn chế ngồi một chỗ quá lâu mà hãy thường xuyên vận động.
Khi đi vệ sinh có thể thay đổi tư thế ngồi bằng cách kê thêm một chiếc ghế cao khoảng 15cm để giáp áp lực từ trọng lượng cơ thể lên vùng hậu môn. Ngoài ra, không nên đi vệ sinh quá thời gian 5 phút và hạn chế dùng sức để rặn.
3.6. Sử dụng giấy vệ sinh loại mềm
Việc sử dụng giấy vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của búi trĩ giai đoạn đầu. Sử dụng giấy vệ sinh cứng, thô ráp có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau rát. Ngoài ra, nó còn có thể khiến các búi trĩ bị xước hoặc vỡ ra làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Đối với người bệnh trĩ giai đoạn đầu cần hết sức chú ý để phát hiện bệnh sớm, không bỏ qua thời điểm “vàng” điều trị dứt điểm trĩ một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Tuyệt đối không nên vì căn bệnh này mà sinh tâm lý mặc cảm, tự ti dẫn đến giấu bệnh. Hãy đến đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất.