Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em tăng mạnh vào mùa hè

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Số lượng trẻ nhỏ nhập viện do bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn gia tăng mạnh vào mùa hè. Nguyên nhân có liên quan mật thiết đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thường có biểu hiện: sốt, nôn, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần/ngày. Trong trường hợp tiêu chảy nặng, có thể gây mất nước hoặc nhiễm độc toàn thân, dẫn tới tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và người già.
tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn

Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng chủ yếu hay gặp ở trẻ em và người già, do hệ tiêu hóa ở những đối tượng này kém hơn so với những người bình thường.

Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm khuẩn là do một số loại vi khuẩn sau:

– Khuẩn amip: sốt nhẹ, phân ít, lỏng, có nhầy hoặc máu, bụng đau quặn, mót rặn

– Phẩy khuẩn tả: không sốt, đi ngoài liên tục, nôn, phân nước màu đục

– Tụ cầu: không sốt, nôn và buồn nôn, phân lỏng nước

– Vi khuẩn đường ruột E.coli: sốt, mót rặn, đau bụng, phân lẫn nhầy hoặc máu

– Vi khuẩn Salmonella: sốt cao, đau bụng, đi ngoài

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

biểu hiện bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Khi trẻ đi ngoài phân nhầy có máu, mót rặn, sốt,… kết quả xét nghiệm phân có hồng cầu và bạch cầu dương tính giúp bác sĩ chẩn đoán tiêu chảy do tác nhân vi khuẩn hay còn gọi là bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn.

Ngoài ra,  tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể kèm theo một số biêu hiện sau:

  • Trẻ có thể sốt hoặc không
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Nặng có thể mệt mỏi, nhức đầu, hạ huyết áp, mất nước, …

Điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Nguyên tắc điều trị là sử dụng kháng sinh (để trị vi khuẩn) kết hợp với điều trị triệu chứng (mất nước, mệt mỏi,..). Tùy thuộc mức độ bệnh và đáp ứng điều trị, bác sỹ sẽ lựa chọn kháng sinh đường uống như bactrim (bé đang dùng), Itadicid, ciprofloxacin hoặc kháng sinh tiêm như: ceftriaxon,… Thường dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh truyền chỉ dùng trong trường hợp nặng có nhiễm khuẩn toàn thân.

Nếu trong trường hợp bé đi ngoài không rõ nguyên nhân mà khi xét nghiệm phân có bạch cầu 1+ thì chưa thể kết luận là tiêu chảy nhiễm khuẩn được. Khi đó bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để con được chẩn đoán đúng và có biện pháp điều trị phù hợp.

Khi nào cần đưa bé đến viện?

khám và điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em

Khi đưa bé đến viện, trong quá trình thăm khám ban đầu bác sĩ sẽ hỏi mẹ một số thông tin như: số lần tiêu chảy, bé đã tiêu chảy mấy ngày rồi, tính chất phân thế nào, trẻ có sốt không, có bệnh lý khác kèm theo không, đã dùng thuốc gì chưa, chế độ ăn thế nào… Tất cả những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh của con và thực hiện cho con làm xét nghiệm phân khi cần thiết. Vì vậy mẹ hãy chia sẽ những thông tin trên với bác sĩ nhé!

Mẹ cần lưu ý một số trường hợp cho bé đến viện ngay như sau:

  • Sốt, nôn, đau bụng, tiêu chảy trên 3 lần/ngày
  • Mệt mỏi, lừ đừ, khát nước, co giật,…

=> Hãy cho con đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để bác sĩ xử trí kịp thời cho con, tránh biến chứng nguy hiểm.

Phòng bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn

– Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm:

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi

+ Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Cải thiện hệ thống cấp thoát nước

– Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch tiêu chảy nhiễm khuẩn

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như: Bệnh viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương … Với tiêu chí: Khám tận tình – Hạn chế kháng sinh. Hệ thống máy móc, xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tân tiến. Phục vụ mẹ và bé tận tình và chu đáo. Có khu vui chơi rành riêng cho bé. Phòng khám Nhi sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, Hệ thống Y tế Thu Cúc còn áp dụng thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh – Là địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.

Bạn quan tâm, cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho con tại Chuyên khoa Nhi Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital