Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Chân tay miệng là một trong các bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không? Những thông tin dưới đây sẽ là kiến thức bổ ích trang bị cho cha mẹ trong chăm sóc khi trẻ không may mắc bệnh cũng như phòng bệnh cho trẻ.

1. Sơ lược về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không là điều nhiều cha mẹ băn khoăn, lo lắng

Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không là điều nhiều cha mẹ băn khoăn, lo lắng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây ra tay chân miệng phần lớn là do sự xâm nhập của nhóm virus đường ruột. Các nghiên cứu ở trẻ mắc tay chân miệng đã tìm thấy các chủng virus thường gặp nhất là Enterovirus typ 71, Coxsackie nhóm A và nhóm B. Trong đó Enterovirus typ 71 là chủng gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như viêm màng não, viêm phổi,…. thậm chí có thể khiến trẻ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các chủng gây tay chân miệng virus Coxsackie nhóm A như A16, A4-A7, A10,A9,…Coxsackie nhóm B như B5, B3 B1 ít gây nguy hiểm cho trẻ và có thường có thời gian phục hồi nhanh hơn.

Bệnh lây lan trực tiếp thông qua tiếp xúc nước bọt của người nhiễm bệnh (giọt bắn, chung thức ăn, chung đồ dùng ăn uống), thông qua phân,… Bệnh dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch, đặc biệt là thời điểm thời tiết ẩm, giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 với kiểu khí hậu của Việt Nam. Đặc biệt trong môi trường trẻ đông đúc như tại lớp học, khu trông trẻ, virus tay chân miệng càng có cơ hội lây nhiễm nhanh chóng hơn.

2. Bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng với trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức đề kháng của trẻ, chủng loại virus mang bệnh và mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào.

Về chủng virus gây bệnh tay chân miệng, như đã đề cập bên trên, chủng Enterovirus typ 71 là chủng nguy hiểm nhất vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Song ngoài xét nghiệm để biết trẻ nhiễm chủng nào thì gần như không thể phát hiện bằng các dấu hiệu thông thường bởi tất cả các tác nhân gây bệnh đều có những giai đoạn phát triển bệnh tương tự nhau.

2.1. Giai đoạn đầu – ủ bệnh

Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày hoặc có thể lâu hơn ở một số trẻ và gần như ở giai đoạn này trẻ đều không được phát hiện sớm do lúc này mọi dấu hiệu của bệnh đều chưa xuất hiện.

2.2. Giai đoạn khởi phát bệnh

Bước sang giai đoạn này, một số triệu chứng bắt đầu xuất hiện như trẻ bị sốt nhẹ, có cảm giác mệt mỏi, uể oải; trẻ bỏ bú, bỏ ăn và thường xuyên quấy khóc hoặc có những biểu hiện khó chịu. Một số trẻ có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng đau họng, khản cổ. Ngoài ra nhiều trẻ còn gặp phải tình trạng tiêu chảy. Mặc dù giai đoạn này diễn biến rất nhanh, chỉ kéo dài khoảng từ 1 đến 2 ngày nhưng không ít cha mẹ thấy những dấu hiệu bất thường đưa trẻ đi thăm khám và điều trị sớm. Điều trị ở giai đoạn này thông qua điều trị các triệu chứng giúp tình trạng bệnh giảm đáng kể. Mức độ nguy hiểm của bệnh cũng giảm xuống rõ rệt.

2.3. Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn bệnh phát triển nghiêm trọng nhất, nguy hiểm nhất và kéo dài nhất. Hiện nay, theo thống kê phần lớn các bệnh nhi bị tay chân miệng được đến viện điều trị đều đã ở giai đoạn toàn phát do cha mẹ nhận thấy dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là những vết loét đỏ. Cụ thể, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này là:

– Xuất hiện những vết loét màu đỏ hoặc phỏng nước có đường kính từ 2mm đến 3mm vùng miệng (bao gồm niêm mạc miệng, hoặc vùng lưỡi, lợi,…), lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ hoặc mông. Các nốt mụn này khi bị vỡ hoặc bị loét gây đau đớn, ngứa ngáy khiến trẻ bị khó chịu. Đặc biệt với các vết loét ở vùng miệng khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú do cọ xát gây đau, rát cho trẻ.

– Trẻ bị sốt nhẹ, một số trẻ đi kèm tình trạng nôn trớ. Trong trường hợp trẻ sốt cao và nôn liên tục cha mẹ cần cẩn trọng bởi bệnh rất có thể chuẩn bị biến chứng nguy hiểm.

Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong quá trình điều trị bởi giai đoạn mầm bệnh tấn công mạnh mẽ vào sức khỏe của trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách, trẻ bị mất nước, uể oải và vô cùng mệt mỏi và có thể sẽ gặp các biến chứng vô cùng nguy hiểm do hậu quả của co giật và tác động đến dây thần kinh như: viêm màng não, viêm não hay biến chứng liệt chi.

2.4. Giai đoạn lành bệnh

Trẻ mắc tay chân miệng trong quá trình phục hồi

Trẻ mắc tay chân miệng trong quá trình phục hồi

Sau khi vượt qua giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sau 3 đến 5 ngày. Lúc này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ có thể phục hồi nhanh chóng.

3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ được điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn nếu được phát hiện kịp thời. Chính vì thế, khi trẻ có dấu hiệu bị tay chân miệng, việc đầu tiên là đưa trẻ tới thăm khám để được xác định chủng virus gây bệnh cho trẻ là chủng nào và có phác đồ điều trị phù hợp. Ba mẹ tuyệt đối cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong chăm sóc và điều trị cho trẻ để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Song song với đó, khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên lưu ý:

– Luôn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, mềm để dễ hấp thu.

– Không nên tắm cho trẻ mà dùng khăn ẩm để vệ sinh cơ thể cho trẻ. Khi lên những mụn nước, bề mặt da bị tổn thương, trẻ bị ngứa và rất khó chịu. Chính vì thế cần vệ sinh cho trẻ để tránh cảm giác khó chịu, đồng thời tránh vỡ các mụn nước lây lan gây bội nhiễm và nguy cơ nhiễm trùng từ các vết mụn thông qua da. Tuyệt đối không nên châm chích các mụn nước mà nên để các mụn tự vỡ và tự xẹp lại.

– Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi, khu vực nằm thông thoáng và mát mẻ.

Trẻ bị tay chân miệng cần được theo dõi liên tục

Trẻ bị tay chân miệng cần được theo dõi liên tục

4. Trẻ mắc tay chân miệng rồi có mắc lại nữa không?

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ. Trên thực tế, khi trẻ đã mắc bệnh tay chân miệng, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể đối với loại virus gây bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều virus có khả năng gây tay bệnh tay chân miệng trẻ em, chính vì thế nguy cơ trẻ mắc lại bệnh do một chủng virus khác là hoàn toàn có thể xảy ra.

Hiện nay tại Việt Nam chưa có vacxin phòng ngừa tay chân miệng. Chính vì thế, các phòng bệnh tốt nhất cho trẻ chính là nâng cao đề kháng tự nhiên của trẻ bằng cách ăn uống đủ chất, vận động và nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ. Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ vệ sinh thân thể đúng cách mỗi ngày, giữ gìn môi trường sống xung quanh (phòng ngủ, phòng sinh hoạt, môi trường xung quanh nhà…)

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn cha mẹ đã hiểu hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ. Hi vọng cha mẹ sẽ có những vận dụng thông minh khi không may con bị nhiễm bệnh cũng như cách chăm sóc trẻ hợp lý nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital