Bệnh tay chân miệng là gì, mẹ cần hiểu rõ để phòng tránh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh tay chân miệng có một số biểu hiện đặc trưng như là sốt và xuất hiện các mụn nước ở tay, chân, miệng. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi vi-rút. Để tìm hiểu chi tiết bệnh tay chân miệng là gì, mời các bạn cùng đến với bài viết dưới đây.

1. Thông tin chung về bệnh tay chân miệng

1.1. Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh tay chân miệng hơn người lớn?

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp nhất ở các trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Các nơi như nhà trẻ, trường mầm non, các khu vui chơi… đều là những nơi dễ bùng dịch do có sự tập trung đông trẻ em bởi đây là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người. Do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém nên trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất.

Khi lớn, trẻ có khả năng miễn dịch do sau khi phơi nhiễm virus, các kháng thể đã được hình thành. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt là những người chưa mắc bệnh bao giờ.

"Bệnh tay chân miệng là gì?" là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh

Bệnh tay chân miệng là gì?” là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh

1.2. Các dấu hiệu nhân biệt của bệnh tay chân miệng là gì?

Từ tháng 3 – tháng 5, và tháng 9 – tháng 12 hằng năm là hai khoảng thời gian dễ bùng dịch nhất. Kể từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh thường là từ 3 – 7 ngày.

Ban đầu, triệu chứng chỉ có thể là sốt và kèm theo đau họng. Do đó, bé sẽ có một vài biểu hiện như quấy khóc, khó chịu và bỏ ăn. Sau đó khoảng 1 – 2 ngày, các vết loét dần xuất hiện trong miệng và họng. Ngoài ra, mụn nước còn có thể xuất hiện ở tay, chân, bên trong má, lưỡi… Các nốt mụn nước này thường đem đến cảm giác đau hoặc ngứa.

Thực tế, bệnh tay chân miệng không quá nghiêm trọng, thường chỉ gây sốt nhẹ trong vài ngày, các triệu chứng cũng không quá nguy hiểm. Phần lớn, các vết loét và mụn nước thường tự hết sau một tuần. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp bệnh kéo dài lâu hơn.

2. Nguyên nhân và biến chứng của bệnh tay chân miệng

2.1. Lý do gây bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một bệnh do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra. Trong đó, tác nhân thường gặp nhất khi gây nhiễm khuẩn là virus Coxsackie A-16, còn ít gặp nhất là virus enterovirus 71. Tuy nhiên, dù bệnh do virus nào gây ra thì biểu hiện lâm sàng của bệnh vẫn là như nhau. Tuy nhiên, bệnh do virus enterovirus 71 có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim và não.

Tay chân miệng là một bệnh do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra.

Tay chân miệng là một bệnh do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra.

2.2. Bệnh tay chân miệng gây có nguy hiểm không?

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh là hiện tượng mất nước. Không những thế, các vết loét, các nốt mụn nước còn có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, dễ rơi vào trạng thái suy nhược.

Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra một vài biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng:

– Viêm màng não: Tuy là tình trạng hiếm gặp nhưng mức độ lại rất nghiêm trọng. Đó là tình trạng màng não bị nhiễm trùng, não và tủy sống bị dịch não tủy bao quanh.

– Viêm não: Virus không chỉ gây nhiễm trùng màng não mà còn gây nhiễm trùng não.

– Tổn thương cơ tim (hay còn gọi là viêm tế bào cơ tim): Đây cũng là một trong những

– Mụn nước xuất hiện trên bàn tay

3. Bệnh tay chân miệng lây nhiễm qua đường nào?

Vì là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh là virus nên bệnh tay chân miệng thường lây khi có người tiếp xúc với người bệnh qua:

– Dịch tiết hô hấp ở mũi, họng, nước bọt… của người bệnh.

– Dịch từ mụn nước bị vỡ, loét… của người bệnh.

– Phân của người bệnh.

Đặc biệt, trong các môi trường như trường học, công viên, khu vui chơi, trung tâm thương mại… các phụ huynh và giáo viên cần đặc biệt lưu ý và cẩn trọng. Bởi lẽ đây là những nơi tập trung nhiều trẻ em, các bé cũng cần thay tã thường xuyên, đi vệ sinh, chơi đùa với nhau ở khoảng cách gần và hay cho tay vào miệng.

Tuy là bệnh có tỷ lệ lây truyền cao nhất vào những ngày đầu tiên khi trẻ phát bệnh nhưng virus hoàn toàn có thể sống và tồn tại bên trong cơ thể trẻ đến vài tuần. Vì vậy, ngay cả khi các dấu hiệu cũng như triệu chứng bệnh không còn nữa thì thì trẻ vẫn có khả năng làm lây bệnh cho người khác.

Vì là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh là virus nên bệnh tay chân miệng thường lây khi có người tiếp xúc với người bệnh qua dịch tiết hô hấp ở mũi, họng, nước bọt… của người bệnh.

Vì là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh là virus nên bệnh tay chân miệng thường lây khi có người tiếp xúc với người bệnh qua dịch tiết hô hấp ở mũi, họng, nước bọt… của người bệnh.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng

4.1. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng bằng cách nào?

Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng thường được thực hiện qua thăm khám lâm sàng. Dựa vào độ tuổi của người bệnh, dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng, nhận dạng vết loét và phát ban… bác sĩ hoàn toàn có thể xác định và phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh nhiễm trùng khác.

4.2. Điều trị bệnh bằng cách nào?

Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa có cách nào hay có loại vắc xin nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Thông thường, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẽ tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày.

Để làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh, cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé:

– Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có vị chua, mặn hoặc cay. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, nhẹ thay vì các loại thức ăn cứng, giòn, cần nhai nhiều…

– Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, giúp cơ thể có khả năng chống lại virus các loại.

– Đừng quên khuyến khích trẻ uống bổ sung thật nhiều nước và súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, giúp cơ thể có khả năng chống lại virus các loại là một trong những biện pháp giúp bé mau khỏi bệnh.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, giúp cơ thể có khả năng chống lại virus các loại là một trong những biện pháp giúp bé mau khỏi bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh tay chân miệng ở trẻ. Hy vọng sau bài viết này, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về bệnh, đồng thời biết cách chăm sóc bé yêu khi mắc bệnh. Nếu nhận thấy bệnh có dấu hiệu chuyển biến xấu, cha mẹ hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời, hạn chế tối đa những biến chứng và rủi ro không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital