Bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì mẹ đã biết để chăm con?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh chân tay miệng kiêng ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi con bị bệnh. Bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc làm lành bệnh và có thể ngăn ngừa các hệ luỵ nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng xảy ra phổ biến ở trẻ em, do các loại virus gây ra và có khả năng lây nhiễm cao, phát triển thành dịch. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh chính là xuất hiện nhiều mụn li ti ở khu vực bàn tay, bàn chân, miệng, mông,…

Bệnh có thể hồi phục sau 7 đến 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Ngược lại sẽ dẫn đến hệ luỵ nguy hiểm như viêm màng não nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, để ngăn chặn tình huống này xảy ra, bố mẹ cần chú trọng đến chế độ ăn uống, nên kiêng ăn gì và thực hiện chăm sóc như thế nào để bảo vệ sức khoẻ của con yêu.

1. Danh sách thực phẩm không nên ăn khi bị tay chân miệng

1.1 Những thực phẩm chứa nhiều arginine

Theo các chuyên gia dĩnh dưỡng loại axit amin có tên arginine khi vào cơ thể trẻ có khả năng làm các loại virus sản sinh nhiều hơn. Do vậy, khi bé trẻ ăn những loại thực phẩm có chứa chất này sẽ làm tình trạng bệnh tay chân miệng trở nên nghiêm trọng hơn, các vết loét không tiến triển theo xu hướng lành bệnh được. Do đó, phụ huynh được khuyến cáo khi con bị tay chân miệng nên tránh những thực phẩm như socola, các loại hạt, đậu phộng sấy, nho khô do chứa hàm lượng arginine cao.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì? Trong đó có các loại hạt, nho khô vì chứa axit amin có tên arginine

Trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì? Trong đó có các loại hạt, nho khô vì chứa axit amin có tên arginine

1.2 Trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì? Đồ ăn cứng hoặc nhiều gia vị

Khi bé bị bệnh tay chân miệng, vùng miệng, cổ họng, lưỡi sẽ xuất hiện nhiều các vết loét đỏ, li ti. Do đó, nếu ăn những loại thực phẩm cứng, nóng, hoặc quá nhiều gia vị cay, mặn, chua sẽ khiến các vết loét này nhanh chóng bị kích ứng nặng hơn, làm tình trạng đau rát, khó chịu ở bé nhiều hơn bệnh lây khỏi hơn.

1.3 Trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì? Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Đây là loại thực phẩm mà ít bố mẹ biết rằng nên kiêng cho trẻ khi bị bệnh tay chân miệng. Chất béo bão hoà có nhiều trong các loại thịt, sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ. Loại thực phẩm này có khả năng làm cho da trẻ tiết dầu nhiều hơn bình thường, điều này vô tình làm cho các vết nổi mẩn trên da dễ nhiễm trùng, tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn.

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng cần phải tránh khi con bị tay chân miệng

Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng cần phải tránh khi con bị tay chân miệng

2. Một số lưu ý cha mẹ cần biết khi chăm sóc con bị bệnh tay chân miệng

2.1 Chế độ ăn cho trẻ khi bị bệnh tay chân miệng

Dưới đây sẽ là những lưu ý về chế độ ăn cho bé khi bị bệnh tay chân miệng để các bậc phụ huynh tham khảo:

– Chỉ cho trẻ ăn các loại thực phẩm được chế biến kĩ, mềm, loãng, nguội để bé dễ nuốt và không gây tổn thương đến những vết loét trong khoang miệng. Cháo, súp, sữa chua, canh hầm,… là món ăn được khuyến khích ưu tiên vào thời gian này.

– Trường hợp bé uống sữa pha thì ba mẹ nên để nguội trước khi cho con uống vì sữa nóng sẽ làm con bị khó chịu khi uống vào với những vết ban trong miệng.

– Mẹ nên bổ sung nhiều vitamin C và lợi khuẩn vào thực đơn hàng ngày từ các loại thực phẩm quen thuộc như cam, bưởi, sữa chua,…

– Bé phải được ăn uống đủ chất nhất là các loại thực phẩm chứa protein, kẽm nhằm sản sinh ra kháng nguyên, kháng thể. Một số thực phẩm giàu protein và kẽm mà phụ huynh được khuyến khích cho bé ăn là trứng, thịt nạc, hải sản, dưa hấu,…

– Bổ sung nhiều vitamin A từ cà rốt, cà chua, ngô,… Điều này cực có lợi đặc biệt khi các vết ban bị vỡ ra vì nó có khả năng chống bội nhiễm cao, tránh được tình huống nguy hiểm với con.

– Trường hợp bé vẫn trong giai đoạn bú mẹ, dưới 12 tháng tuổi thì mẹ cần tăng cữ bú một ngày lên nhiều hơn. Đồng thời, mẹ cần phải chú ý đến chế độ ăn của bản thân đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh đồ ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh của bé.

Mẹ nên bổ sung các loại vitamin cho con khi bị bệnh đặc biệt khi các vết ban bị vỡ ra vì nó có khả năng chống bội nhiễm cao, tránh được tình huống nguy hiểm với con.

Mẹ nên bổ sung các loại vitamin cho con khi bị bệnh đặc biệt khi các vết ban bị vỡ ra vì nó có khả năng chống bội nhiễm cao, tránh được tình huống nguy hiểm với con.

2.2 Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần chú ý một vài điều trong sinh hoạt hàng ngày để chăm sóc con thật tốt khi bị bệnh tay chân miệng:

– Không nên đến những nơi đông người: việc này nhằm ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tay chân miệng cũng như hạn chế tiếp xúc tối đa cho trẻ đang bị bệnh. Bố mẹ khi phát hiện triệu chứng nổi mẩn, phát ban trên cơ thể con hãy cho trẻ nghỉ học ngay và ở nhà điều trị ít nhất 7 ngày để theo dõi diễn biến bệnh.

– Tuyệt đối không kiêng tắm: nhiều phụ huynh có quan niệm sai lầm khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thường kiêng gió và kiêng nước. Tuy nhiên việc này tạo điều kiện vi khuẩn phát triển, dễ xâm nhập vào các vết loét hơn do cơ thể trẻ không sạch sẽ. Bố mẹ nên vệ sinh hàng ngày cho con bằng nước ấm và lau khô ngay sau khi tắm xong.

– Không để trẻ gãi hoặc chạm vào các vết nổi mẩn: việc gãi và chạm nhiều vào các vết ban sẽ làm cho chúng dễ lở loét, nhiễm trùng, phồng rộp lên. Ba mẹ cần để thoáng các vết ban ở vùng tay và chân và rửa sạch bằng nước ấm, lau bằng khăn bông mềm, sạch sẽ. Nếu vết ban nổi phồng rộp lên, hãy sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

– Không sử dụng dĩa nhọn khi cho con ăn: vật dụng này có khả năng làm tổn thương các vết loét trong miệng của bé.

Trên đây là danh sách thực phẩm nên kiêng ăn khi trẻ bị bệnh tay chân miệng mà ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ để trẻ mau khỏi bệnh và không gặp những biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital