Bệnh tay chân miệng có ngứa không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh tay chân miệng có ngứa không, làm sao để nhận ra bệnh này ở trẻ nhỏ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Để đồng hành cùng nhiều bậc cha mẹ chăm sóc con cái, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm về chủ đề bệnh tay chân miệng ở trẻ em bạn nhé.

1. Bệnh tay chân miệng là bệnh gì? Dấu hiệu ra sao?

1.1 Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh sinh ra do nhiễm virus cấp tính, bệnh có lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây lan và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Mùa cao điểm phát bệnh ở Việt Nam là khoảng tháng 3–5 và tháng 9–12 trong năm. Bệnh có thể phát ở bất kỳ độ tuổi nào và trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ cao hơn. Vì hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn chưa hoàn thiện.

Bệnh tay chân miệng hầu hết đều có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên cũng sẽ có những ngoại lệ. Nếu như không được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm não – màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim dẫn đến tử vong.

1.2 Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ra sao?

Bệnh có dấu hiệu điển hình là: sốt, tổn thương niêm mạc miệng và da, đau họng,…. Các nốt xuất hiện trên da với dạng phỏng nước, thường xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, ở đầu gối, mông, cụ thể:

– Giai đoạn đang ủ bệnh: Bệnh sẽ ủ trong cơ thể từ 3-7 ngày. Khi ấy bé chưa có dấu hiệu bệnh cụ thể. Mẹ thường thấy bé mệt mỏi, chỉ muốn nằm, lười ăn, biếng ăn.

– Giai đoạn bệnh khởi phát: Sau khoảng thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ khởi phát rất nhanh. Khoảng 1-2 ngày với nhiều triệu chứng đặc trưng. Những dấu hiệu dễ phát hiện hơn như sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy, biếng ăn.

– Giai đoạn bệnh toàn phát: Giai đoạn này tùy vào việc chăm sóc và cơ địa của trẻ. Bệnh sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Bệnh có thể kéo khoảng 3 – 10 ngày với triệu chứng điển hình sau đây: cơ thể xuất hiện nhiều vết loét đỏ hay phỏng nước, đường kính rơi vào khoảng 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi  gây đau trong miệng trẻ. Lúc này ta sẽ thấy trẻ thường xuyên bỏ ăn, bỏ bú bởi những vết loét trong miệng gây đau, xót. Đồng thời bé cũng sẽ thường xuyên tiết nước bọt.

Bệnh tay chân miệng có ngứa không, làm sao để nhận ra bệnh này ở trẻ nhỏ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

Bệnh tay chân miệng có ngứa không, làm sao để nhận ra bệnh này ở trẻ nhỏ là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

2. Bệnh tay chân miệng có ngứa không?

Có thể nói, bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu từ 1 – 2 ngày, bệnh không hề gây ngứa ngáy, khó chịu như một số bệnh ngoài da khác ở trẻ. Nếu gia đình nhận thấy con mình có dấu hiệu ngứa, gãi nhiều, đau rát khó chịu thì cần nhanh chóng đi kiểm tra vì rất có thể khi ấy các vết loét trên da của trẻ do không cẩn thận đã bị nhiễm trùng.

Những giai đoạn đầu đời của trẻ, cha mẹ cần hết sức chú ý luôn quan sát những thay đổi ở con. Nếu như phát hiện bệnh và những dấu hiệu bất thường sớm, cần đưa đến bệnh viện thăm khám để được điều trị.

Khi trẻ bị nhiễm virus tay chân miệng, bệnh có thể sẽ khiến con trẻ biếng ăn. Bên cạnh đó là hiện tượng tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Vì vậy cần có chế độ chăm sóc bé đặc biệt, thăm khám sớm để sớm khỏi và trở lại nhịp sống bình thường.

Bệnh tay chân miệng có thể lây lan nhanh qua tiếp xúc

Bệnh tay chân miệng có thể lây lan nhanh nếu không được phát hiện sớm

3. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả

Bệnh tay chân miệng thời gian ban đầu sẽ gây sốt, cứng cổ, đau đầu hoặc đau lưng. Thời gian đầu do diễn biến nhẹ nên bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, với trẻ em đối tượng có hệ miễn dịch yếu thì rất có thể cần phải nhập viện trong một thời gian ngắn.

Bệnh giai đoạn đầu tuy không quá nguy hiểm, nhưng không được can thiệp đúng cách thì có nhiều biến chứng khó lường. Các biến chứng nghiêm trọng có thể kể đến như: Suy hô hấp, viêm não hoặc tê liệt một bên. Thậm chí dẫn tới bại liệt tuy nhiên tương đối hiếm gặp. Nếu như trẻ bị viêm não sau khi bị tay chân miệng thì rất có thể sẽ gây tử vong.

Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp nào để ngăn ngừa đặc hiệu nào. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ tốt nhất, bạn có thể áp dụng những điều sau đây:

– Hạn chế đưa bé đi đến nơi đông người, Không để bé chơi chung với nhiều trẻ khác trong ‘thời điểm vàng’ dịch bệnh tăng cao.

– Không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh khác. Luôn chú ý rửa tay cho mình và bé bằng xà phòng sau khi ra ngoài, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi hàng ngày của trẻ. Nhà ở nên có ánh nắng thông thoáng, không quá ẩm ướt, sạch sẽ.

– Mọi thành viên trong gia đình nên vệ sinh cá nhân thường xuyên. Nâng cao ý thức rửa tay bằng xà phòng trong gia đình sau khi tiếp xúc.

– Chú ý chế độ ăn của trẻ luôn đảm bảo vệ sinh; Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày cho bé.

– Luôn chú ý, và nhớ lịch tiêm phòng vắc – xin cho bé đầy đủ và đúng lịch.

Nếu gia đình phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đến thăm khám sớm để có thể được

Nếu gia đình phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đến thăm khám sớm để có thể được điều trị đúng cách

Hy vọng thông qua bài viết trên các bậc cha mẹ đã hiểu hơn về bệnh tay chân miệng cũng như giải đáp được thắc mắc của mình. Hãy quay lại với chúng tôi ở những bài viết sau để hiểu hơn về những bệnh lý trẻ có thể mắc phải. Giúp cho hành trình đồng hành cùng bé những năm đầu đời thêm nhẹ nhàng bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital