Bệnh táo bón ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh táo bón ở trẻ em có thể nói là vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Táo bón không chỉ là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề hay chế độ dinh dưỡng thiếu chất cơ, nghiêm trọng hơn, trường hợp táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như gây khó khăn trong việc hỗ trợ điều trị. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh đừng quên trang bị các kiến thức cần thiết về bệnh ngay từ sớm để có thể chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của con trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như cách hỗ trợ điều trị bệnh táo bón ở trẻ em, cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh táo bón ở trẻ em

Táo bón là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa khiến người bị táo bón khó đi tiêu, không đi tiêu được hoặc khi đi tiêu ra phân cứng, căng thẳng trong quá trình đi.

Ở trẻ em, táo bón có thể hiểu là tình trạng trẻ đi đại tiện phân ít, phân thường rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi đại tiện quá lâu. Với mỗi lứa tuổi, số lần trẻ đi đại tiện hàng ngày cũng sẽ có sự khác biệt, cụ thể:

– Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện khoảng 2 đến 3 lần một ngày, với trường hợp trẻ chỉ đi đại tiện 1 lần nhưng phân mềm, khối lượng phân bình thường thì không gọi là táo bón

– Đối với trẻ lớn: Ngược lại, ở độ tuổi lớn hơn, trẻ có thể đi đại tiện 2 đến 3 lần một ngày hoặc cũng có thể chỉ đi 1 lần/ngày, tuy nhiên nếu như phân rắn và lượng phân ít thì vẫn gọi là táo bón

Bên cạnh các dấu hiệu về phân, phụ huynh có thể theo dõi tình trạng táo bón ở trẻ thông qua một số dấu hiệu nhận biết ban đầu. Khi trẻ bị táo bón thì thường có cảm giác biếng ăn, lâu dần, các chất dinh dưỡng không được hấp thu dẫn đến việc việc phát triển không đồng đều cả về thể chất lẫn trí tuệ. Từ đó, trẻ có thể bị thấp còi, nhẹ cân hoặc tiêu hóa kém, lâu dần dẫn đến lờ đờ, mệt mỏi.

Nghiêm trọng hơn, ở các trường hợp táo bón nặng, trẻ xuất hiện những biểu hiện đau ngứa thậm chí là ra máu tươi trong phân. Hiện tượng này xảy ra khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ sát với hậu môn và tạo thành các vết nứt ở trên phần da xung quanh hậu môn. Thậm chí, khi các vết nứt bị nhiễm trùng trở thành những ổ viêm hay áp xe thì bệnh táo bón lúc này sẽ trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, khi trẻ bị táo bón thì thường đi đại tiện phân ít hoặc phân thường rắn và khô

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, khi trẻ bị táo bón thì thường đi đại tiện phân ít hoặc phân thường rắn và khô

2. Nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ. Để giúp việc nhận biết trở nên dễ dàng hơn, người ta chia các nguyên nhân thành 2 nhóm chính: Nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng

2.1. Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân thực thể có thể hiểu là các tổn thương cấu trúc hoặc chức năng bên trong hay ngoài đường tiêu hóa, cụ thể là một số vấn đề như:

– Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp sẽ làm giảm các chức năng hoạt động của cơ ruột và gây ra một số triệu chứng nguy hiểm khác

– Bệnh phì đại tràng bẩm sinh

Trẻ mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh thường nhẹ cân hơn so với trẻ bình thường. Bệnh kéo dài có thể dẫn tới biến chứng phình đại tràng nhiễm đại, sốc nhiễm trùng, thậm chí là thùng ruột, chính vì vậy, trẻ mắc bệnh cần được phẫu thuật từ sớm

– Bệnh đái tháo đường

Trẻ bị đái tháo đường có khả năng cao bị táo bón. Bởi khi lượng đường huyết tăng cao làm giảm hàm lượng nước ở trong ruột gây ra tổn thương hệ thần kinh tự chủ và làm trống rỗng dạ dày, giảm nhu động ruột, lúc này sẽ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ

– Một số bệnh liên quan đến thần kinh

Các bệnh liên quan đến thần kinh như: Bại não, chậm phát triển, tâm thần… hoặc trẻ gặp vấn đề cột sống, trẻ bị rối loạn về vận động cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón nặng.

2.2. Nguyên nhân chức năng

Có thể nói, đa phần bệnh táo bón đều xuất phát từ các nguyên nhân chức năng. Táo bón do nguyên nhân chức năng bao gồm các vấn đề như:

– Trẻ nhịn không chịu đi ngoài

Trẻ nhịn không chịu đi ngoài có thể nói là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Khi trẻ nhịn trong một thời gian dài, phân ở trong ruột càng lâu và to sẽ khiến cho việc đi ngoài càng trở nên khó khăn hơn. Hệ quả của việc nhịn đại tiện lâu ngày, trẻ có thể bị táo bón mạn tính

– Ăn thức ăn đặc

Việc phụ huynh cho trẻ ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là với trẻ sơ sinh thì việc trẻ bị táo bón là điều dễ hiểu. Ngoài ra, táo bón cũng có thể xảy ra trong trường hợp bé phải cai sữa mẹ.

– Thành phần protein khác nhau trong sữa

Trẻ sơ sinh dùng sữa có công thức với quá nhiều hàm lượng Protein khiến cho phân trở nên xanh và cứng, lúc này việc đại tiện trở nên khó khăn hơn, lâu dần khiến cho trẻ bị táo bón

– Trẻ bị thiếu nước hoặc mất nước

Việc thiếu nước hay mất nước khiến cho phân trở nên rắn và khô

– Chế độ ăn thiếu chất xơ

Chất xơ có trong rau cò góp phần làm tăng thể tích cho phân, đồng thời khiến phân mềm hơn. Chính vì vậy, một chế độ ăn thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh táo bón

Một chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh táo bón ở trẻ em

Một chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh táo bón ở trẻ em

3. Phụ huynh cần làm gì để cải thiện tình trạng táo bón ctrẻ?

Khi con bị táo bón, phụ huynh không cần quá lo lắng bởi ở hầu hết các trường hợp táo bón thì phụ huynh thì chỉ cần ghi nhớ thực hiện một số chú ý sau sẽ giúp cải thiện các triệu chứng táo bón

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

– Bổ sung các chất dinh dưỡng như: Chất xơ, dầu ăn… vào khẩu phần ăn uống hàng ngày

– Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, uống nước ngọt hoặc các thực phẩm giàu chất béo

– Có thể thay thế tinh bột bằng hạt ngũ cốc hoạt yến mạch

– Cho bé uống các loại sinh tố trái cây có chứa vitamin cần thiết và chất xơ để bé nhanh hồi phục

3.2. Thay đổi thói quen hàng ngày của trẻ

Có thể rất nhiều bậc phụ huynh không biết, táo bón là hệ quả của một số thói quen đi đại tiện không đúng cách của bé. Chính vì vậy, bố mẹ có thể tham khảo thêm một số cách dưới đây:

– Theo dõi thường xuyên thời gian đi đại tiện của bé hàng ngày

– Điều chỉnh tư thế đi đại tiện đúng cách cho bé, sao cho đầu gối phải cao hơn hông và để bé ngồi xổm

– Giải thích và trò chuyện với bé về triệu chứng táo bón để bé giảm căng thẳng và lo sợ

– Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc buổi tối

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà không có hiệu quả, hoặc tình trạng táo bón của trẻ đã kéo dài nhiều ngày, tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Điều chỉnh thói quen đại tiện hàng ngày là biện pháp hữu ích nhằm cải thiện các triệu chứng táo bón

Điều chỉnh thói quen đại tiện hàng ngày là biện pháp hữu ích nhằm cải thiện các triệu chứng táo bón

Hi vọng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh táo bón ở trẻ em. Mặc dù đây không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con trẻ. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý quan tâm đến vấn đề đại tiện của trẻ, bên cạnh đó, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường như: Đau quanh hậu môn khi đi đại tiện hoặc nứt hậu môn đi kèm với trạng thái mệt mỏi, sút cân, bỏ ăn hoặc đi ngoài ra máu… thì phụ huynh lưu ý cần đưa bé đi khám ngay lập tức.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital