Bệnh sốt xuất huyết khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vào mùa mưa, bệnh thường bùng phát mạnh và lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Nếu các gia đình không có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, bệnh sốt xuất huyết sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề đối với sức khỏe. Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Có nguy hiểm không?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Nó có thể lây từ người này sang người khác nếu bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Đây là căn bệnh phổ biến ở các quốc gia có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như nước ta.
Bệnh này thường khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, đau nhức xương, khớp và các cơ. Với những trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể bị sốt cao và nổi các nốt ban đỏ. Còn với những trường hợp bị nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu, huyết áp giảm đột ngột và có nguy cơ bị tử vong cao.
2. Dấu hiệu sốt xuất huyết
Những bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhẹ thường có dấu hiệu sau:
- Sốt cao đột ngột trên 39 độ C suốt 2 – 3 ngày liên tục hoặc có thể dài hơn
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán và phía sau đầu
- Nổi ban đỏ trên daNgoài những dấu hiệu kể trên, thì người bệnh bị sốt xuất huyết nặng còn có thêm những biểu hiện sau:
- Bị xuất huyết bên ngoài da
- Chảy máu chân răng
- Bị bầm tím chỗ tiêm
- Chảy máu cam
- Nôn ra máu
- Rối loạn kinh nguyệt
- Chảy máu vùng âm đạo
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Mệt mỏi li bì
- Thiếu máu lên não
- Không tỉnh táo, mất ý thức dần dần
- Co giật
- Khó thở
- Đổ mồ hôi lạnh
Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết kể trên, người bệnh nên nhanh chóng tới viện để được các khám bệnh và điều trị kịp thời. Bệnh diễn biến có thể khiến người bệnh gặp phải hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu nghiêm trọng.
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Như đã chia sẻ ở trên, sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và nó lây bệnh thông qua 3 con đường chính, cụ thể là:
Lây nhiễm từ muỗi sang người
Muỗi vằn (muỗi aedes) mang mầm bệnh mà đốt người khỏe mạnh thì sẽ đưa virus mang bệnh vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua vết đốt đó. Đặc biệt muỗi vằn có khả năng lây lan virus cho rất nhiều người.
Lây nhiễm từ người sang muỗi
Khi đốt những người có triệu chứng sốt xuất huyết hoặc những người mang virus Dengue nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh muỗi sẽ mang mầm bệnh. Thời gian lây nhiễm virus dengue từ người sang muỗi là khoảng 2 ngày trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cho đến khi hết sốt 2 ngày.
Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm
Nếu một người khỏe mạnh dùng chung kim tiêm với người bị bệnh sốt xuất huyết, hoặc nhận truyền máu từ họ, phơi nhiễm với tổn thương niêm mạc thì đều có nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên đây là con đường lây truyền bệnh ít gặp hơn so với muỗi đốt.
3. Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết
Giai đoạn 1: Giai đoạn sốt
Vì dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết giống với sốt virus thông thường, nên khi mới mắc bệnh, người bệnh rất ít khi nghĩ rằng mình bị sốt xuất huyết. Do đó, họ thường hay chủ quan và chỉ mua thuốc để tự điều trị tại nhà. Điều này khá nguy hiểm vì có thể khiến bệnh diễn biến nặng nhanh chóng.
Ở giai đoạn 1 của sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao 39 – 40 độ C liên tục trong 1 – 2 ngày mà không hề có dấu hiệu hạ sốt. Khi đó, người bệnh phải nhanh chóng tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để tiến hành làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay lập tức. Nếu nhận kết quả dương tính với virus dengue, cần phải nhanh chóng điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhằm tránh nguy cơ xuất huyết nội tạng, xuất huyết não.
Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm
Khi bị mắc sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Ở giai đoạn này người bệnh thường gặp các dấu hiệu như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, đau bụng, đau đầu, buồn nôn, mất máu, khó thở, sốt li bì, mê sảng… Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh dễ bị xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi nguy hiểm tới tính mạng. Ở giai đoạn thứ 2 này, người bệnh cần phải được theo dõi sát sao để tránh biến chứng nặng hơn.
Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục
Khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, người bệnh sẽ bắt đầu hồi phục dần dần. Khi đó, người bệnh sẽ hết sốt, cơ thể dần tốt lên và tiêu hóa ổn định trở lại.
4. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh đặc hiệu. Nếu nhiều người cùng mắc bệnh này trong một thời điểm, thì nó sẽ khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, dịch bệnh bùng phát có thể tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là trẻ em. Điều này khiến nền kinh tế và xã hội của đất nước bị thiệt hại đáng kể.
Virus dengue gây ra bệnh sốt xuất huyết có tất cả 4 chủng: D1, D2, D3, và D4. Chúng luân phiên thay nhau tạo ra dịch. Vì sau mỗi một lần mắc sốt xuất huyết, cơ thể của chúng ta chỉ sản sinh ra hệ miễn dịch cho một chủng virus dengue. Đó là lý do tại sao dù đã mắc sốt xuất huyết, người bệnh vẫn có thể bị lại lần 2, lần 3, thậm chí là lần 4.
5. Cách điều trị sốt xuất huyết
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có một phương pháp điều trị cụ thể nào cả. Vì vậy, các bạn nên tới ngay Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu của bệnh. Theo lời khuyên của các bác sĩ Thu Cúc, người bệnh nên uống thật nhiều nước và sử dụng các loại thuốc theo đơn. Nếu bị sốt xuất huyết nặng, các bạn phải nhập viện để được theo dõi và truyền dịch, truyền máu,… Bên cạnh đó, các bạn cũng nên điều trị theo một số phương pháp sau:
Phòng ngừa và kiểm soát sốt xuất huyết
Khi phát hiện ra bản thân mắc bệnh sốt xuất huyết, các bạn nên phòng ngừa và kiểm soát sốt xuất huyết bằng cách ngủ trong màn và mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt trong những ngày đầu tiên bị bệnh. Bởi lẽ ở giai đoạn này, virus dengue có thể di chuyển trong máu, nên bạn có thể lây virus sang muỗi vằn khi bị chúng đốt. Sau đó, những con muỗi này sẽ lây bệnh sốt xuất huyết cho người khác bằng cách đốt họ.
Trên thực tế, những người bị sốt xuất huyết thường sống gần những nơi sinh sản của muỗi. Do đó, các bạn cần phải thực hiện những phương pháp sau để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết:
Phòng chống muỗi sinh sản
- Phát quang bụi rậm, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà để muỗi không thể đẻ trứng và sinh sôi.
- Thả cá vào chum vại, bể nước,… để loại bỏ bọ gậy và loăng quăng.
- Vệ sinh các dụng cụ chứa nước hàng tuần để không cho muỗi đẻ trứng.
- Thu gom, loại bỏ các vật liệu phế thải cũ, không dùng đến ở trong và xung quanh nhà.
- Thay nước ở bình cắm hoa thường xuyên.
- Bỏ dầu hay muối hoặc các loại hóa chất diệt bọ gậy, loăng quăng vào bát nước kê chân ở tủ đựng chén, đĩa.
Phòng chống muỗi đốt
Để phòng chống muỗi đốt tốt nhất, các bạn nên:
- Mặc đồ dài tay cả ngày lẫn đêm.
- Ngủ trong màn.
- Dùng kem chống muỗi, bình xịt hóa chất, hay vượt điện để diệt muỗi.
- Phối hợp với ngành y tế để phun hóa chất, phòng chống dịch sốt xuất huyết.
- Đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, các bạn nên chủ động tìm hiểu Bệnh sốt xuất huyết có lây không để nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả. Hãy tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc ngay khi có dấu hiệu sốt xuất huyết để được đội ngũ y bác sĩ đầu ngành khám, tư vấn và điều trị toàn diện nhé. Hoặc các bạn có thể gọi điện cho tổng đài của Thu Cúc theo số hotline: 1900 55 88 92 để hẹn lịch khám hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhé.