Polyp mũi là bệnh lý thường gặp và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu kích thước polyp phình to sẽ để lại những biến chứng khôn lường cho người bệnh. Vậy bệnh polyp mũi là gì và phương pháp điều trị cho căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Bệnh polyp mũi là gì?
Thực tế, polyp mũi không phải là khối u ác tính và không gây ra bất cứ nguy hiểm gì cho sức khỏe. Polyp mũi là tình trạng u phát triển trên niêm mạc mũi và các xoang do hậu quả của bệnh viêm nhiễm vi khuẩn virus gây ra. Tình trạng viêm nhiễm làm tăng tính thấm của các mạch máu gây tích tụ, ứ đọng nước bên trong tế bào. Theo thời gian, các mô nước này kéo xuống hình thành nên polyp trong mũi.
1.1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp mũi là gì?
Thông thường, các polyp mũi phát triển dựa vào các yếu tố sau:
– Viêm xoang mũi mạn tính hoặc tái phát: Tình trạng viêm mạc mũi đi kèm với triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, cổ họng có đờm, sụt sịt…không được điều trị dứt điểm, tận gốc sẽ dẫn đến những tổn thương trong mũi, chính là polyp.
– Bệnh hen suyễn: Theo nghiên cứu, mỗi liên hệ giữa hen suyễn và polyp mũi là 7 – 20%. Đây là chứng bệnh phổ biến ở nước ta trong những năm gần đây bởi ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng nghiêm trọng.
– Viêm mũi dị ứng: Bệnh này gây ra các biến chứng của mũi như viêm xoang mũi mạn tính, polyp mũi hoặc viêm thanh phế quản…
– U xơ nang hoặc rối loạn di truyền: căn bệnh này thường tiết ra chất dịch nhầy bất thường trong xoang mũi.
– Hội chứng churg-Strauss hay còn gọi là viêm mạch u hạt dị ứng do viêm mạch máu gây ra. Hội chứng này thường khó chữa dứt điểm và ảnh hưởng nhiều đến đến đường hô hấp gây viêm xoang, dị ứng…
1.2. Triệu chứng của bệnh polyp mũi là gì?
Các triệu chứng polyp mũi ở giai đoạn đầu thường có biểu hiện như bị cảm thông thường, bao gồm nghẹt mũi, giảm âm, chảy nước mũi, sụt sịt, sổ mũi, suy giảm khứu giác, hoặc rối loạn giấc ngủ. Đa phần các polyp mũi thường diễn biến theo mức độ và giai đoạn khác nhau:
– Mức độ 1: Ở giai đoạn này, các polyp còn nhỏ, mềm và nằm sâu trong khe mũi, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nội soi là phương pháp duy nhất để phát hiện và kiểm tra.
– Mức độ 2: Polyp phát triển to hơn và chiếm hết khe mũi
– Mức độ 3: Polyp to, lấp hết lỗ mũi khiến cho người bệnh nghẹt mũi, khó khăn trong việc hít thở
– Mức độ 4: Polyp to và lấp kín hốc mũi, lấp ló cửa lỗ mũi, có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường.
2. Bệnh polyp mũi có nguy hiểm không?
Khi polyp mũi ở giai đoạn mới hình thành và phát triển sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cũng không có dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, nếu trường hợp polyp phát triển quá lớn và lấp hết hốc mũi sẽ làm cản trở lưu thông khí, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi. Theo thời gian sẽ phát sinh các biến chứng khó lường. Vậy biến chứng nguy hiểm mà bệnh polyp mũi là gì:
– Polyp phình to, thập thò trước cửa mũi sẽ phá hỏng xương hốc mũi, làm thay đổi chiều cao của mũi.
– Hội chứng ngưng thở đột ngột: Khi kích thước polyp quá lớn sẽ chèn ép lên đường dẫn lưu, gây khó thở cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng nghẹt thở diễn ra đột ngột.
– Suy giảm chức năng khứu giác: Việc polyp phát triển to có thể che lấp đường thở và khả năng ngửi của người bệnh. Nếu để lâu sẽ gây ra tình trạng mất đi khứu giác vĩnh viễn.
– Viêm tai giữa: Vì tai – mũi – họng thường là các bệnh lý liên quan đến nhau. Polyp có thể gây ra biến chứng viêm tai giữa khiến chức năng nghe giảm sút.
– Viêm xoang mũi: Triệu chứng bệnh gây ra viêm xoang mũi cấp tính và mạn tính khác nhau.
3. Phương pháp điều trị bệnh polyp mũi phổ biến
Do polyp mũi thường có biểu hiện giống như cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi… mà rất khó để nhận biết ở những giai đoạn phát triển đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm cúm thường chỉ kéo dài sau 1 – 2 tuần còn polyp sẽ lâu hơn. Lúc này người bệnh nên tỉnh táo để đi khám và điều trị kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng.
Polyp có thể được chẩn đoán qua soi mũi thông thường. Nhưng nếu trong trường hợp các polyp nằm sâu trong xoang mũi thì các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp bệnh. Nhìn chung, phẫu thuật cắt bỏ polyp là phương pháp phổ biến nhất giúp loại bỏ các polyp có kích thước to gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, nhưng có thể dẫn đến tái phát nếu không theo dõi thường xuyên và điều trị bằng thuốc sau mổ.
Bên cạnh việc điều trị, loại bỏ polyp mũi, người bệnh cũng cần nắm rõ một số mẹo hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
– Tránh tiếp xúc những nơi ô nhiễm khói bụi, phấn hoa…dễ khiến cho tình trạng viêm nhiễm xoang mũi trở nên nặng hơn và là tiền đề cho polyp phát triển.
– Luôn giữ vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay và nhỏ nước mũi hàng ngày.
– Đi khám sức khỏe định kỳ chuyên khoa tai – mũi – họng để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và kịp thời chữa trị.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về căn bệnh polyp mũi và phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay.