Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Chào bác sĩ! Bố em 54 tuổi, ông hút thuốc lá rất nhiều và mới đây đi khám sức khỏe, bác sĩ nói bố em có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất cao vì thói quen hút thuốc. Em rất lo lắng cho tình hình sức khỏe của bố, em muốn nhờ bác sĩ giải thích rõ giúp em về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không? Bố em nên sinh hoạt thế nào để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh.

Minh Hương (Ninh Bình)

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư: contact@thucuchospital.vn của chúng tôi. Với câu hỏi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-co-chua-duoc-khong.jpg1

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị kịp thời, đúng phương pháp

Hút thuốc là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó, để loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh cần tránh tiếp xúc yếu tố nguy cơ nhằm làm chậm đáng kể tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không? Trước hết cần khẳng định: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể dự phòng và điều trị được, song cần lưu ý, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được, Việc điều trị bệnh nhằm làm chậm lại tốc độ tiến triển nặng hơn.

Người bệnh cần tránh tiếp xúc với tất cả các yếu tố nguy cơ đặc biệt là khói thuốc lá, thuốc lào. Không chỉ ngừng hút thuốc, mà cần tránh hít khói thuốc. Niêm mạc đường thở của bệnh nhân nếu tránh được các yếu tố nguy cơ thì sẽ không bị kích thích thường xuyên, theo đó tình trạng viêm niêm mạc đường thở do vậy được giảm đi, tình trạng co thắt cơ trơn khí, ít tiết nhầy, phế quản do vậy cũng giảm đáng kể.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-co-chua-duoc-khong

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tái khám định kỳ và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ điều trị

Vì vậy, bạn và gia đình cần động viên bố bạn bỏ thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc, khí độc, hóa chất,… bởi nếu tiếp tục hút thuốc niêm mạc đường thở sẽ thường xuyên bị kích thích, dẫn đến bị viêm, phù nề ngày càng nhiều, cơ trơn phế quản bị co thắt thường xuyên, bệnh của bạn ngày càng nặng thêm, người bệnh thường xuyên xuất hiện cơn ho, khó thở…lâu ngày, lồng ngực bị ứ khí thường xuyên và trở nên căng phồng.

Ngoài ra, người bệnh cần duy trì khám sức khỏe định kỳ để theo dõi  từng bước phát triển của bệnh, đồng thời có phương pháp điều trị kịp thời.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 55 88 92 để được hỗ trợ

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital