Trong điều trị parkinson, chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động vô cùng quan trọng. Vậy bệnh parkinson nên ăn gì và không nên ăn gì? Người nhà hãy tìm hiểu và thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh, để có thể giảm các triệu chứng run chân tay và làm giảm tiến trình phát triển của bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh parkinson
Bệnh parkinson thường gặp nhất ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do đột quỵ, viêm não, nhiễm độc, thoái hóa thần kinh,… Người bệnh parkinson thường có các triệu chứng như lúc nhớ lúc quên, run chân tay, vụng về, chậm chạp,…
Bệnh parkinson hiện tại chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ phối hợp nhiều phương pháp để làm giảm triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển. Trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
2. Chế độ dinh dưỡng như thế nào là tốt cho người mắc bệnh parkinson
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh parkinson là nạp đủ calo và các chất dinh dưỡng. Nạp đủ chất để duy trì cấu trúc xương, ổn định sức khỏe và tâm lý cho người bệnh.
Trong quá trình điều trị, chế độ ăn kiêng có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Đây là phương pháp mà người bệnh nên duy trì và tuân thủ:
– Ăn nhiều, đa dạng các loại thực phẩm trong ngày: Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
– Ăn uống đủ bữa, đủ chất để cân nặng được đảm bảo. Tránh tình trạng sút cân trầm trọng dẫn đến suy nhược cơ thể.
– Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc,…
– Hạn chế ăn đồ chiên rán, các thực phẩm có nhiều dầu mỡ.
– Giảm các loại đồ ăn có nhiều đường như bánh ngọt.
– Không nên ăn thức ăn quá mặn, giảm muối trong bữa ăn hàng ngày.
– Không sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn và chất kích thích.
– Uống nhiều nước, một ngày nên uống 2 – 3 lít để thanh lọc cơ thể.
– Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và bữa phụ vào ban đêm để nạp đầy đủ chất dinh dưỡng.
3. Bệnh parkinson nên ăn gì?
Đây là các nhóm thực phẩm tốt nhất dành cho người bị parkinson: Hoa quả trái cây, dầu cá, các loại hạt, thực phẩm giàu dopamine,…
3.1 Thực phẩm giày chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có thể giúp ổn định nồng độ dopamin. Vì vậy nên người bệnh parkinson bổ sung nhiều các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa.
Các loại trái cây và rau củ được ghi nhận giàu chất chống oxy hóa. Các loại rau củ: rau có màu xanh đậm, cà chua cà rốt, súp lơ, đậu đỏ… Các loại hoa quả: dâu tây, táo, mận, việt quất, lựu,… Ngoài ra, còn một số loại đồ uống như cafe, trà xanh, trà đen, rượu vang, nước ép,…
3.2 Bệnh parkinson nên ăn gì: Thực phẩm giàu dopamine
Khi nồng độ dopamine giảm, sẽ khiến các tế bào não phát triển kém, là nguyên nhân gây bệnh parkinson. Thực phẩm đáp ứng nhu cầu đủ dopamine là các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ. Đây là thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể giảm bớt tình trạng táo bón.
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương, hạt điều,…cũng có tác dụng tăng dopamine trong não.
3.3 Thực phẩm chứa nhiều Omega – 3
Đây là một loại acid béo cung cấp dinh dưỡng cho các mô trong cơ thể và não bộ. Không chỉ vậy, Omega-3 còn có tác dụng chống viêm, rất tốt cho bệnh Parkinson.
Bệnh nhân parkinson khi được bổ sung đầy đủ acid béo Omega – 3, các triệu chứng sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt là chất này có tác dụng đối với những người bị trầm cảm. Omega-3 có nhiều nhất ở cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, các trích,… Chế độ bổ sung phù hợp là 2 lần/tuần. Bên cạnh đó, có thể bổ sung các loại dầu cá.
3.4 Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất
Canxi và magie có vai trò kiểm soát quá trình tiến triển của bệnh. Đây là những khoáng chất giúp thư giãn các hoạt động của xương và cơ bắp. Nguyên nhân của run tay, mất ngủ, căng thẳng chính là do thiếu magie. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung đầy đủ hai chất này để có thể cải thiện tình trạng bệnh.
3.5 Bệnh parkinson nên ăn gì? Hoa quả
Mục đích chính của người bị parkinson chính là kiểm soát tình hình phát triển của bệnh. Các loại trái cây như quýt, táo, kiwi, lê, ổi, đu đủ,… là các thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Lời khuyên của chuyên gia là nên ăn 5 loại hoa quả mỗi ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung vitamin D giúp tăng trưởng tế bào thần kinh. Đây là loại vitamin giúp chống viêm và chống lão hóa.
4. Bệnh parkinson không nên ăn gì?
– Thực phẩm nhiều protein: Protein là một chất có lợi và cần thiết đối với sức khỏe. Nhưng với người bệnh parkinson, nếu nạp nhiều protein sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Người bệnh nên nạp một lượng protein vừa đủ, hạn chế đồ ăn từ thịt và sữa.
– Đường: Thực phẩm này sẽ khiến cơ thể dễ bị tăng cân. Khi đó, người bệnh gặp khó khăn khi vận động và di chuyển. Thậm chí là cơ quan não sẽ hoạt động kém đi. Vì vậy, nên giảm lượng đường trong các bữa ăn.
– Các chất kích thích, caffeine: Đây là các thực phẩm gây mất nước ở người bệnh parkinson. Nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này, người bệnh dễ bị tụt huyết áp, tác động xấu đến sức khỏe.
4. Các biện pháp khác giúp giảm triệu chứng của bệnh parkinson
Để giảm các triệu chứng của parkinson, ngoài chế độ dinh dưỡng người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:
– Đối với trường hợp khó nuốt: Nên dùng thức ăn dạng mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc canh. Nên ăn với tốc độ chậm và nhai kỹ.
– Đối với trường hợp táo bón, hạ đường huyết: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả, ngũ cốc dạng hạt,…Uống một cốc nước chanh mật ong vào buổi sáng, rất tốt để thanh lọc cơ thể.
– Hay bị chuột rút về đêm: Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều kali, canxi và chất điện giải. Các thực phẩm được kể đến là cá, chuối, bơ, đậu nành, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, nước dừa,…
– Suy nhược cơ thể: Đây là tình trạng xảy ra ở parkinson giai đoạn cuối. Người nhà nên chia nhỏ các bữa ăn của người bệnh để đảm bảo dinh dưỡng.