Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em do nấm Cadidan albicans là thủ phạm chính gây ra. Đây là một loại nấm men thường xuất hiện trong khoang miệng của trẻ khi:
– Vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ
Nấm candida albicans sống ký sinh trong miệng trẻ khi có điều kiện môi trường thuận lợi sẽ phát triển thành tác nhân gây bệnh. Do thức ăn, virus, vi khuẩn… tồn tại trong khoang miệng, đặc biệt là trên bề mặt lưỡi lâu ngày sẽ tích tụ thành bựa lưỡi, tạo môi trường thuận lợi cho nấm Cadidan albicans phát triển.
– Sức đề kháng kém
Trẻ nhỏ sức đề khám kém sẽ khó tránh khỏi sự xâm nhập của những loại virus, vi khuẩn và nấm có hại từ tiếp xúc với các vật dụng, đồ chơi không sạch sẽ.
– Lây nhiễm từ mẹ khi sinh
Trẻ có thể bị nấm lưỡi do nhiễm từ cơ quan sinh dục của mẹ bị nấm trong lúc sinh.
Các biểu hiện bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
– Xuất hiện mảng trắng trên lưỡi
Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng và có một số đường nứt nhỏ. Mảng trắng này được bắt đầu từ những đốm trắng nhỏ li ti xuất hiện trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên bề mặt lưỡi.
– Lưỡi chuyển màu
Mảng trắng trên bề mặt lưỡi của trẻ sẽ chuyển dần sang màu vàng nâu. Lưỡi trẻ cũng dần chuyển sang màu đậm hơn so với màu hồng như bình thường.
– Miệng có mùi hôi
Các mảng trắng trên lưỡi lâu ngày sẽ chuyển màu và lây lan ra vùng niêm mạc họng, vùng thanh quản, lâu ngày sẽ khiến miệng trẻ có mùi hôi.
Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
– Dùng gạc sạch, thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho trẻ
– Cho trẻ uống nước lọc hoặc vệ sinh lưỡi và khoang miệng bằng cách súc miệng nước muối sinh lý 0,9% cho trẻ ngay sau mỗi bữa ăn.
– Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin. Nên cho trẻ ăn các đồ ăn mềm, để nguội, tránh các đồ cứng, cay nóng vì có thể gây tình trang đau rát lưỡi ở trẻ.
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách thức điều trị bệnh nấm lưỡi hiệu quả, an toàn và dứt điểm.
Một số biện pháp phòng nấm lưỡi ở trẻ em
– Thường xuyên đánh răng, vệ sinh lưỡi và vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Sử dụng nước muối sinh lý (0,9% natriclorid) hoặc một số dung dịch sát khuẩn đã được kiểm chứng từ bác sĩ.
– Nên cho trẻ uống nước lọc và súc miệng sau mỗi bữa ăn.
– Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ: Nên dùng gạc hay bông mềm chấm nước muối sinh lý lau sạch lưỡi cho trẻ ngày 1-2 lần để tránh thức ăn và sữa thừa đọng lại trên lưỡi.
– Vệ sinh tay và đồ chơi của trẻ thường xuyên.
– Không sử dụng mật ong, nước vắt chanh để đánh lưỡi cho trẻ. Không cho trẻ ăn các đồ ăn ngọt như bánh, kẹo vào buổi tối và chỉ sử dụng thuốc cho trẻ khi được sự chỉ dẫn từ bác sĩ.