Bệnh ho gà trẻ em: Cha mẹ chớ coi thường!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, ho gà là một bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh ho gà trẻ em để có thể chủ động phát hiện, điều kịp thời và tránh được những biến chứng không mong muốn.

1. Tìm hiểu bệnh ho gà trẻ em

1.1. Ho gà trẻ em là bệnh gì?

Ho gà bản chất là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do khuẩn ho gà có tên là Bordetella pertussis gây ra. Thông thường, bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Khi vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp, chúng sẽ bám lại vào những sợi lông trên niêm mạc của đường hô hấp. Từ đó, chúng trú ngụ trong đường hô hấp, khiến đường thở bị viêm và gây ra những cơn ho khan kéo dài.

Ho gà bản chất là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do khuẩn ho gà có tên là Bordetella pertussis gây ra.

Ho gà bản chất là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do khuẩn ho gà có tên là Bordetella pertussis gây ra.

1.2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, cũng là nhóm có nguy cơ chịu tổn thương nặng nhất của bệnh. Bởi lẽ, đây là nhóm đối tượng chưa đủ tuổi để tiêm đầy đủ các mũi vắc xin.

Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi, nếu được chẩn đoán mắc ho gà thì cha mẹ và người thân phải luôn cẩn trọng khi trông chừng và chăm sóc bé vì bệnh có thể khiến bé ngưng thở bất cứ lúc nào. Trường hợp bệnh chuyển nặng, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

2. Nhận biết bệnh ho gà trẻ em

2.1. Nhận biết các triệu chứng của bệnh

Phần lớn các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh ho gà với các bệnh cảm lạnh thông thường. Bởi khi mới nhiễm bệnh, trẻ không có triệu chứng cụ thể hoặc chỉ có những biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi và ho nhẹ, sốt nhẹ. Vì vậy, ngay cả các bác sĩ cũng rất khó chẩn đoán chính xác.

Phải 1 – 2 tuần sau khi nhiễm bệnh, các triệu chứng của bệnh mới trở nên nặng hơn, rõ rệt hơn. Cha mẹ chỉ cần để ý tiếng ho của con là có thể phát hiện được tình trạng bệnh. Nếu bé có các cơn ho liên tục khiến toàn bộ không khí trong phổi đã bị đẩy ra ngoài thì tiếng ho nghe hổn hển. Khi đó, có thể bé sẽ có nguy cơ cao là đã nhiễm ho gà. Ngoài triệu chứng này thì các triệu chứng khác đều rất chung chung và rất khó phát hiện.

– Giai đoạn đầu của bệnh, trẻ có dấu hiệu tương tự nhưng các cơn cảm lạnh thường thấy như hắt hơi, chảy nước mũi, ho nhẹ hoặc sốt nhẹ (dưới 39 độ C) hoặc tiêu chảy.

– Sau đó khoảng 7 – 10 ngày, các con ho trở nên nghiêm trọng hơn nhưng các cơn ho gà đều không tạo ra đờm và có thể kéo dài 1 phút. Vì thế, khi ho, mặt của bé sẽ trở nên đỏ tía. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các bé có thể không gặp phải hiện tượng nào nêu trên.

Phần lớn các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh ho gà trẻ em với các bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ cần để ý tiếng ho của con là có thể phát hiện được tình trạng bệnh.

Phần lớn các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh ho gà trẻ em với các bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ cần để ý tiếng ho của con là có thể phát hiện được tình trạng bệnh.

2.2. Nhận biết các đường lây lan của bệnh

Bệnh do vi khuẩn gây ra nên nguồn lây của bệnh chính là dịch tiết hô hấp chứa vi khuẩn của người bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ có dấu hiệu ho, hắt hơi… và làm bắn những giọt dịch tiết hô hấp (nước mũi, nước bọt…) ra môi trường bên ngoài. Vì những giọt này có chứa vi khuẩn gây bệnh ho gà nên những ai chạm vào hay hít vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh.

Do đó, bệnh thường lây qua những đường như:

– Tiếp xúc với dịch hô hấp của người bệnh khi trò chuyện, ngồi cùng bàn ăn…

– Tiếp xúc với các bề mặt chứa dịch hô hấp của người bệnh như mặt bàn, ghế, thang máy, tay nắm cửa…

3. Điều trị và phòng tránh bệnh ho gà trẻ em thế nào?

3.1. Cách điều trị bệnh ho gà hiệu quả

Ho gà trẻ em thực chất không phải là bệnh quá nguy hiểm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng lúc, đúng cách thì bệnh có thể khỏi và không để lại biến chứng. Ngược lại, nếu cha mẹ chủ quan, để bệnh kéo dài, bé sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tắc thở và tử vong. Do đó, cho trẻ điều trị ho gà càng sớm càng tốt.

– Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ vào viện để theo dõi và điều trị nội trú nếu phát hiện con nhiễm bệnh.

– Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên nhưng chưa có biến chứng, phụ huynh có thể cho trẻ điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ trong vòng 10 – 14 ngày. Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc giảm ho, long đờm nếu không có sự đồng ý của bác sĩ, bởi chúng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ vào viện để theo dõi và điều trị nội trú nếu phát hiện con nhiễm bệnh.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ vào viện để theo dõi và điều trị nội trú nếu phát hiện con nhiễm bệnh.

3.2. Phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có đến 50 triệu người mắc ho gà và có khoảng hơn 300 nghìn người tử vong. Đặc biệt, tỷ lệ nay tăng cao nhất ở nhóm bệnh nhân là trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, từ khi có vắc xin phòng bệnh ho gà ra đời, tỷ lệ tử vong trên tổng số bệnh nhân mắc bệnh đã được giảm thiểu đáng kể. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà chính là cách tốt nhất, hiệu quả và an toàn nhất để bảo vệ cả gia đình khỏi căn bệnh này.

Mặc dù đã có vắc xin nhưng bệnh ho gà chưa bao giờ biến mất. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp tuy hiếm nhưng vẫn xảy ra, đó là người bệnh đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần nghiêm túc tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ cho cả gia đình.

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho bé tiêm vắc xin từ khi bé được 2 tháng tuổi cùng những mũi vắc xin khác như bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván. Các mũi tiếp theo sẽ được tiêm lần lượt vào tháng thứ 4 và tháng thứ 6. Các mũi nhắc lại thường sẽ được tiêm khi bé được 15 – 18 tháng tuổi và mũi cuối cùng được tiêm khi bé được 4 – 6 tuổi (trước khi đi học Tiểu học).

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà chính là cách tốt nhất, hiệu quả và an toàn nhất để bảo vệ cả gia đình khỏi căn bệnh này.

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà chính là cách tốt nhất, hiệu quả và an toàn nhất để bảo vệ cả gia đình khỏi căn bệnh này.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần phải đảm bảo rằng cả gia đình và những người xung quanh trẻ đều đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ để không lây bệnh cho bé.

Tóm lại, các bậc phụ huynh không nên chủ quan khi thấy con trẻ có những những cơn ho khan dai dẳng. Vì những cơn ho khan có thể vừa là dấu hiệu của bệnh ho gà trẻ em hoặc cũng có thể báo hiệu một số căn bệnh nghiêm trọng của đường hô hấp.

Nói cách khác, nếu có nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của bé thì cha mẹ cần mau chóng đưa bé tới cơ sở y tế sớm nhất để kiểm tra và kịp thời có phương án điều trị, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital