Nhiều người cho rằng ho gà tương tự như cảm cúm thông thường và tự khỏi được. Tuy nhiên trên thực tế bệnh ho gà có tự khỏi không? Cùng tìm hiểu về bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thông qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Ho gà là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh liên quan tới nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính gây ra bởi vi khuẩn ho gà Bordetella Pertussis. Vi khuẩn ho gà không quá mạnh nhưng nguy hiểm ở chỗ khiến bệnh tiến triển nhanh và thường tấn công nhóm đối tượng có đề kháng yếu là trẻ nhỏ nên rất nguy hiểm.
Biểu hiện ban đầu của bệnh ho gà rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Chính vì thế mà phần lớn trẻ được phát hiện khi đã qua giai đoạn đầu. Những biểu hiện sớm của ho gà thường gặp là:
– Cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Với trẻ nhỏ thường bỏ bữa.
– Các cơn sốt nhẹ có thể xuất hiện.
– Các cơn ho tăng dần và xuất hiện những cơn ho dài sau từ 1 – 2 tuần thậm chí kéo dài cả tháng. Khi trẻ mắc ho gà, các bé thường ho rũ rượi và không thể kìm hãm cơn ho. Trẻ ho đỏ mặt, chảy nước mắt và có nhiều đờm, dãi và thường bị nôn sau khi ăn.
Ho gà lây trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn khi giao tiếp, nói chuyện. Ngoài ra, khi tiếp xúc với nguồn bệnh cũng rất dễ mắc ho gà. Theo thống kê, ho gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ chiếm đến hơn 90% số ca mắc bệnh. Chính vì thế ho gà được coi là bệnh đặc trưng của trẻ nhỏ.
2. Bệnh ho gà có tự khỏi không?
Bệnh ho gà hoàn toàn có thể tự khỏi với người lớn. Tuy nhiên với trẻ nhỏ thì ho gà rất hiếm khi có thể tự khỏi. Đây là một bệnh nguy hiểm với trẻ và cần được điều trị kịp thời bởi những biến chứng sẽ gia tăng về mức độ khi bệnh càng nặng:
– Trẻ ngưng thở kéo dài dẫn đến thiếu oxy và suy hô hấp, gây nên các cơn co giật và có thể tử vong bất cứ lúc nào.
– Bội nhiễm gây bệnh viêm phổi cấp.
– Lồng ruột, sa trực tràng và thậm chí thoát vị ruột do trẻ ho quá nhiều.
– Biến chứng bại não do thiếu oxy, viêm phổi và suy hô hấp.
3.Các giai đoạn của bệnh ho gà
Ho gà ở người lớn thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe. Các triệu chứng ho, sốt cũng không rõ ràng và người bệnh thường khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên với trẻ, bệnh diễn biến phức tạp hơn với bốn giai đoạn sau đây:
3.1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh ho gà kéo dài từ 6 đến 10 ngày và là giai đoạn diễn ra âm thầm và không xuất hiện triệu chứng nên rất khó nhận biết sớm.
3.2. Giai đoạn đường hô hấp viêm long
Giai đoạn này diễn ra trong vòng 1 – 2 tuần với các triệu chứng như:
– Người bệnh bị sốt nhẹ. Một số trường hợp không có biểu hiện sốt.
– Các cơn ho bắt đầu xuất hiện, ho ít.
– Trẻ bị chảy nhiều nước mắt và nước mũi.
– Thường xuyên bị hắt hơi.
– Mức độ ho gia tăng dần vào cuối giai đoạn
3.3. Giai đoạn khởi phát ho gà
Giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1 đến 6 tuần và cá biệt có trường hợp kéo dài đến 10 tuần với các triệu chứng điển hình như:
– Các hơn ho kéo dài dồn dập và liên tiếp, thường từ 15 – 20 tiếng ho trong mỗi cơn. Khi vừa dứt cơn ho hoặc khi ngủ, dễ dàng nghe tiếng thở rít kéo dài.
– Trẻ nhỏ mắc ho gà khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và yếu dần. Trẻ dễ gặp hội chứng ngưng thở khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt gây ra hiện tượng da tím tái, nổi tĩnh mạch ở cổ.
– Đờm trắng và dính xuất hiện sau mỗi cơn ho. Đây cũng là ổ vi khuẩn – nguồn lây bệnh ho gà cho người xung quanh.
– Sau mỗi cơn ho, trẻ thở nhanh hơn, người mệt mỏi, sốt nhẹ và có thể bị nôn ói.
3.4. Giai đoạn phục hồi
Bước sang giai đoạn phục hồi, các cơn ho gà giảm dần và triệu chứng sốt cũng dần biến mất. Tuy nhiên sau giai đoạn phục hồi, triệu chứng ho có thể tái phát bất chợt và tái lại nhiều lần khiến trẻ rất dễ chuyển biến viêm phổi nguy hiểm.
4. Chẩn đoán và điều trị ho gà ở trẻ
Khi có các triệu chứng của ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh nặng hơn.
Để biết chính xác trẻ có bị ho gà hay các bệnh lý tai mũi họng khác, cần thực hiện một số xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm dịch họng hoặc mũi để tìm kiếm vi khuẩn ho gà nếu có.
– Chụp X Quang phổi xác định mức độ tổn thương và lượng dịch vùng phổi.
– Xét nghiệm máu kiểm tra tế bào bạch hầu và các thông số liên quan.
Hiện nay, chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào giúp điều trị chuyên biệt bệnh ho gà. Việc điều trị ho gà thường phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh để áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay là sử dụng kháng sinh điều trị triệu chứng của bệnh như ho, sốt, co giật,….
Ngoài ra, để quá trình điều trị đạt hiệu quả, chế độ dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Ho gà khiến trẻ mệt mỏi, buồn nôn và có thể bỏ ăn. Tuy nhiên cha mẹ cần tìm cách hỗ trợ trẻ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể tăng đề kháng tự nhiên.
5. Phòng ngừa ho gà cho trẻ nhỏ
Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa ho gà cho trẻ là tiêm vacxin ho gà. Cha mẹ cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để hiệu quả phòng ngừa cao nhất. Bên cạnh đó cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chế độ vận động cho trẻ nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên. Đồng thời cần giữ gìn vệ sinh không gian sống xung quanh trẻ: nhà cửa, cây cối, khu vực vui chơi, ăn uống của trẻ,….
Trong trường hợp sống trong khu vực có ổ bệnh ho gà cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị sớm.
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn cha mẹ đã biết ho gà có tự khỏi không? Với trẻ em, ho gà là bệnh nguy hiểm, chính vì thế khi trẻ không máy mắc ho gà, cần cho trẻ đi điều trị nhanh chóng để tránh hậu quả nghiêm trọng cha mẹ nhé!