Bệnh ho gà bạch hầu và những thông tin bố mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Ho gà và bạch hầu là hai căn bệnh không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải. Do đó, bố mẹ cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe của con yêu để phòng chống và ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh ho gà bạch hầu. Một trong những biện pháp tốt nhất và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là tiêm vắc xin. Đặc biệt, bố mẹ cần phải lưu ý rằng, vắc xin phòng bệnh ho gà và bạch hầu là không thể bỏ qua trong lịch tiêm chủng của trẻ.

1. Đôi nét về bệnh ho gà bạch hầu ở trẻ em

Chắc hẳn rất nhiều ông bố, bà mẹ thắc mắc tại sao chúng ta phải chủ động phòng chống bệnh ho gà và bạch hầu cho trẻ? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể về hai căn bệnh này.

Đầu tiên, ho gà và bạch hầu đều là những căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng. Nếu chúng ta không biết cách kiểm soát tốt thì những căn bệnh này rất dễ bùng phát thành dịch.

Thậm chí, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải chủ động phòng ngừa bệnh ho và bạch hầu để bảo vệ sức khỏe cho con.

Rất nhiều trẻ em bị bệnh ho gà bạch hầu

Ho gà bạch hầu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

1.1. Tổng quan về căn bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bệnh bạch hầu được hình thành do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn Corynebacterium vào cơ thể của trẻ. Loại vi khuẩn này tồn tại ở xung quanh môi trường sống của chúng ta. Trong đó, nó thường ẩn nấp trong những giọt nhỏ liti khi trẻ mắc bệnh ho hoặc hắt hơi. Bên cạnh đó, vi khuẩn này còn tồn tại trên những đồ vật bẩn và bám bụi. Vì vậy, trẻ sẽ bị lây bệnh bạch hầu khi tiếp xúc trực tiếp với những vật dụng này.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh bạch hầu thì trẻ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Chẳng hạn như viêm cơ tim và viêm dây thần kinh,…

1.2. Tổng quan về căn bệnh ho gà ở trẻ em

Ngoài bệnh bạch hầu, bố mẹ cũng nên chủ động tìm hiểu và cách phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ em. Bởi khả năng lây bệnh ho gà tương đối nhanh chóng và triệu chứng điển hình là thường xuyên ho và những cơn ho kéo dài liên tục. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị ngừng thở do thiếu oxy. Ngoài ra, những trẻ mắc bệnh ho gà còn có thể bị mệt mỏi, nôn, kiệt sức,…

Nhìn chung, bệnh ho gà và bạch hầu rất dễ gặp ở trẻ nhỏ nên bố mẹ cần phải chú ý chăm sóc, cũng như phòng bệnh cho con. Bởi vì trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa toàn diện nên vi khuẩn sẽ dễ tấn công và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

2. Biện pháp phòng chống bệnh ho gà bạch hầu hiệu quả nhất

Trên thực tế, biện pháp tốt nhất để phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ho gà và bạch hầu là bố mẹ nên chủ động cho con đi tiêm vắc xin. Một số thống kê đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ho gà và bạch hầu giảm đi đáng kể khi được tiêm phòng vắc xin từ sớm.

Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, vắc xin phòng ngừa ho gà, bạch hầu và uốn ván đã được kết hợp trong chỉ một mũi tiêm. Nhờ đó, bố mẹ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian đưa con đi tiêm phòng và hạn chế tối đa những rủi ro có khả năng xảy ra.

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván thường được tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. Trong giai đoạn này, sức đề kháng của con còn kém nên bố mẹ cần phải lưu ý thời điểm tiêm vắc xin phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tốt nhất, bố mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cẩn thận và đảm bảo tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ nhất.

Cách phòng bệnh ho gà và bạch hầu tốt nhất là đưa con đi tiêm vắc xin

Cách phòng bệnh ho gà và bạch hầu tốt nhất là đưa con đi tiêm vắc xin

3. Tác dụng phụ trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván, trẻ nhỏ có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Do đó, bố mẹ cần phải theo dõi và quan sát tình trạng của trẻ, nếu có triệu chứng bất thường hãy đưa con đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Tác dụng phụ thường gặp sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng 3 bệnh này là con sốt nhẹ, quấy khóc nhiều hơn so với bình thường hoặc vùng tiêm có hiện tượng sưng và đau. Nếu tình trạng này chỉ kéo dài khoảng 1 ngày thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trên tiếp tục diễn ra hơn 1 ngày thì bố mẹ không được chủ quan.

Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn là co giật và sốc phản vệ. Trên thực tế, số trẻ gặp phải tác dụng phụ này khá thấp và chỉ là hiện tượng hy hữu.

Bố mẹ nên theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của con sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bố mẹ nên theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của con sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

Tóm lại, chúng ta không được chủ quan trước bệnh ho gà bạch hầu. Tốt nhất, bố mẹ hãy chủ động phòng bệnh cho con bằng cách đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital