Bệnh hen suyễn ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh hen suyễn ở trẻ em hay còn gọi là bệnh hen phế quản. Đây là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Nếu không phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh hen suyễn sẽ gây khó thở cho trẻ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguyên nhân nào gây bệnh hen suyễn ở trẻ em?

Hiện tại chưa có kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ. Tuy nhiên có nhiều khả năng bệnh có liên quan tới di truyền, yếu tố thời tiết.

  • Mỗi khi thời thiết thay đổi từ nắng ấm sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt, trẻ cảm lạnh do mặc không đủ ấm, tắm khi có gió lùa, mặc quần áo bị ướt… có thể làm cơn hen suyễn bị lại.
Hen suyễn là bệnh lý mạn tính về đường hô hấp, thường gặp ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Hen suyễn là bệnh lý mạn tính về đường hô hấp, thường gặp ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

  • Viêm đường hô hấp do vi sinh vật (như viêm mũi họng, VA, viêm phế quản, tiểu phế quản), một số thức ăn (như tôm cua, ốc…), lông của một số động vật nuôi trong nhà (như chó, mèo…), một số côn trùng… cũng là một trong các nguy cơ cao làm cho trẻ có tiền sử bị hen suyễn bị lại.
  • Vấn đề bụi bẩn, khói thuốc lá, thuốc lào do người lớn phả ra một cách thường xuyên, khói bếp do đun rơm rạ, củi, rác, nhất là khói và khí của bếp than đá (than tổ ong)… cũng là những yếu tố có nguy cơ cao làm cho trẻ xuất hiện cơn hen suyễn.
  • Những trẻ có người thân như bố, mẹ, anh chị em mắc hen suyễn cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

Làm thế nào để biết trẻ bị hen suyễn?

  • Đối với cơn hen suyễn nhẹ, thường xuất hiện khi gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức…), biểu hiện là cơn ho như: ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng. Nghe phổi thấy có tiếng ran rít vào cuối thì thở ra.
  • Đối với hen suyễn vừa thì cơn ho xuất hiện khi trẻ gắng sức, tiếng nói ngắt quảng, bắt đầu thấy dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn. Nghe thấy ran rít thì thở ra.
  • Đối với hen suyễn nặng thì trẻ thường có biểu hiện khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; trẻ nhỏ không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một). Nghe phổi có ran rít to cả 2 thì thở ra và hít vào.
Trẻ bị hen suyễn thường có triệu chứng ho, khó thở, nói ngắt quãng (tùy từng giai đoạn bệnh)

Trẻ bị hen suyễn thường có triệu chứng ho, khó thở, nói ngắt quãng (tùy từng giai đoạn bệnh)

  • Đối với cơn hen suyễn rất nặng (ác tính) thì trẻ khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói và lúc này nghe phổi không còn thấy ran. Cơn hen xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong hen suyễn, nếu có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp (có thể là hô hấp trên hoặc hô hấp dưới) do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm hoặc virus).

Khi nghi ngờ trẻ bị hen suyễn nên làm gì?

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc hen suyễn ở trẻ em, cha mẹ cần thiết cho trẻ đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên nghe theo mách bảo của bạn bè, người thân mà tự mua thuốc để hỗ trợ điều trị cho trẻ vì nếu hỗ trợ điều trị không đúng thuốc có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Những lúc trẻ đang bị lên cơn hen suyễn không được tắm cho trẻ, tránh cho trẻ chơi, ngồi hoặc bế trẻ ra nơi có gió lùa sẽ làm cho trẻ bị lạnh đột ngột, cơn hen sẽ tăng nặng hơn.

Cha mẹ cần cho bé đi khám và điều trị sớm bệnh (ảnh minh họa)

Cha mẹ cần cho bé đi khám và hỗ trợ điều trị sớm bệnh (ảnh minh họa)

Nên làm gì để phòng bệnh hen suyễn ở trẻ em?

  • Cần mặc ấm cho trẻ về mùa lạnh, nhất là khi đi ra khỏi nhà. Tắm cho trẻ ở buồng không có gió lùa, tắm nước ấm, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người cho trẻ ngay, lau bằng khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ.
  • Đối với trẻ có tiền sử hen suyễn thì không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có nguy cơ cao xuất hiện cơn hen như: tôm, cua, ốc. Bố, mẹ và người lớn không nên hút thuốc trong nhà. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Vệ sinh phòng sạch sẽ không có bụi bẩn, nấm mốc… để tránh bệnh bị lại.
  • Trẻ đã từng bị hen suyễn, đã được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt cần hỗ trợ điều trị phòng hen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì khi trẻ bị hen suyễn, ngoài việc hỗ trợ điều trị cắt cơn hen còn có hỗ trợ điều trị dự phòng.
  • Cha mẹ cần đưa bé tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc chữa hen suyễn phù hợp.

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả điều trị tùy cơ địa của từng khách hàng. Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital