Bệnh hen phế quản ở trẻ em phương pháp chăm sóc

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Vào các thời điểm chuyển giao mùa, thay đổi thời tiết làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp đặc biệt bệnh hen phế quản ở trẻ em. Bài viết này sẽ cung cấp cụ thể thông tin về bệnh cũng như phương pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh cho trẻ

Hen phế quản là lý mạn tính về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy, khiến người bệnh khó thở. Vì vậy, phát hiện sớm bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời

Ho là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hen phế quản

Ho là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hen phế quản

Các triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ em: ho dai dẳng, trẻ thường ho nhiều về đêm, thở khò khè, phải gắng sức khi thở, nặng, đau tức ngực.

Trường hợp hen phế quản ở trẻ nhỏ nhiều khi trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, những cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.

1. Nguyên nhân khởi phát cơn hen

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh hen phế quản ở trẻ em, ngoài yếu tố cơ địa, thì tác nhân bên ngoài môi trường là những nguyên nhân trực tiếp: nguyên nhân đến từ khí hậu, thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, khói bụi, hơi khói bếp than, lông động vật nuôi như chó mèo, phấn hoa hoặc khi trẻ gắng sức chạy nhảy, đùa nghịch;

Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là những yếu tố có thể gây ra cơn hen phế quản ở trẻ, những loại thực phẩm như tôm, cua, cá biển,…Cơn hen nặng thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn.

2. Cách xử trí khi trẻ bị lên cơn hen

Bệnh hen phế quản ở trẻ em chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có tác nhân từ môi trường, khói bụi

Hen phế quản chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có tác nhân từ môi trường, khói bụi

Hen phế quản ở trẻ em là bệnh mạn tính thường tiến triển thành từng đợt cấp khi có nhiễm trùng hô hấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn. Bệnh có thể dẫn đến xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, bệnh tâm phế mạn tính, suy hô hấp, thậm chí ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não… Do vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm do hen phế quản gây ra, việc chẩn đoán, điều trị sớm và xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn suyễn là vô cùng quan trọng.

Khi trẻ lên cơ hen, cần cho trẻ ra chỗ không khí trong lành, thoáng, cho trẻ uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nhằm làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.

3. Phòng tránh bệnh hen phế quản ở trẻ em

Việc phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em cần tuân thủ nguyên tắc: tránh các yếu tố làm khởi phát cơn hen, cụ thể:

Phòng ngủ của trẻ đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng

Phòng ngủ của trẻ đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng

Vệ sinh phòng ngủ cho trẻ, đảm bảo không khí sạch sẽ, thông thoáng, không có khói thuốc lá, không có lông vật nuôi; tránh cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông sợi, tránh xa phấn hoa.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm công nghiệp có chất bảo quản, thức ăn dễ gây kích ứng như tôm, cua, cá biển,…

Cha mẹ cần phải theo dõi trẻ để phát hiện những loại thức ăn nào hay làm cho trẻ phát sinh cơn ho hen để kiêng, tránh xa.

Cho trẻ tiêm đủ vaccine chống cúm theo lịch.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital