Bệnh hắc lào lây qua con đường nào?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Hắc lào là một loại bệnh ngoài da phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở cả nam và nữ. Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, ra nhiều mồ hôi là đối tượng dễ mắc bệnh. Nhiều người lo lắng không biết bệnh hắc lào lây qua con đường nào? Các dấu hiệu nhận biết và xử trí bệnh hắc lào như thế nào? Để giải đáp cho các thông tin trên, bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau.

Bệnh hắc lào là gì?

nguyên nhân gây bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào do vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes  thường gặp nhất là trychophyton và epidermophyton gây ra. (ảnh minh họa)

Bệnh hắc lào do vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là hai loại: trychophyton và epidermophyton gây ra. Đối tượng dễ mắc bệnh hắc lào là những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, ra nhiều mồ hôi. Khi đó vi nấm, vi khuẩn dễ dàng gây bệnh. Những người thường xuyên bơi lội tại các vùng nước bẩn sẽ dễ bị nhiễm bệnh hắc lào vì đây là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.

Bệnh hắc lào lây qua con đường nào?

bệnh hắc lào lây qua con đường nào

Bệnh hắc lào lây lan rất nhanh từ vị trí này sang vị trí khác và từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp da-da với người nhiễm hay mặc chung quần áo, khăn tắm với người bị bệnh. (ảnh minh họa)

Hắc lào là một bệnh ngoài da có tốc độ lây lan nhanh sang những vị trí khác của cơ thể, tăng mức độ tổn thương trên da hoặc dễ dàng lây từ người này sang người khác nếu như không có biện pháp vệ sinh, điều trị kịp thời và đúng cách.

Nguồn lây nhiễm bệnh hắc lào từ người này qua người khác chủ yếu là qua các con đường như tiếp xúc da – da, hay mặc chung quần áo, dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân, quan hệ tình dục với người nhiễm. Ngoài ra cũng có thể lây nhiễm từ gia súc, vật nuôi khi chúng bị hắc lào.

Nhận biết các triệu chứng bệnh hắc lào

dấu hiệu bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào ban đầu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường với các đốm đỏ hình đồng xu, ngứa ngáy, xuất hiện các mụn nước nhỏ, ở giữa là đám vảy bong nhẹ, sau đó vết đỏ to dần lên và lan ra xung quanh.

Tại các vị trí bị tổn thương, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa cả ban ngày lẫn ban đêm, ngứa tăng lên khi trời nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi. Bệnh thường khởi phát ở một điểm nhỏ sau đó lây lan nhanh ra khắp cơ thể và các vị trí dễ bị hắc lào nhất như bẹn, kẽ chân, kẽ tay, thắt lưng, kẽ mông, ở mặt,…

Khi bị bội nhiễm vùng da bị tổn thương có thể xuất hiện mụn trắng, viêm đỏ, làm tăng mức độ tổn thương trên da, chàm hóa. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng, gây khó khăn trong việc đi lại và giao tiếp hàng ngày.

Điều trị bệnh hắc lào như thế nào?

Điều trị bệnh hắc lào tại Thu Cúc

Bệnh hắc lào có khả năng lây lan nhanh gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh, bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ da liễu để có biện pháp xử trí sớm giúp bệnh nhanh khỏi. (ảnh minh họa)

Khi thấy các biểu hiện của bệnh hắc lào, bạn cần đi khám và điều trị kịp thời. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khí chịu, lâu ngày gây viêm da, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và khiến người bệnh trở nên mất tự tin.

Bệnh hắc lào cần chữa tận gốc,  tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác. Việc chữa trị hắc lào không khó, nếu người bệnh kiên trì dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Hiện này có một số loại thuốc kháng nấm như fluconazole, griseofulvin, ketoconazol, itraconazole…Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng nầm vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt với những người mắc bệnh gan, thận, … thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Các biện pháp phòng tránh bệnh hắc lào

– Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội hằng ngày.

– Giữ cho vùng da bị nhiễm nấm được sạch sẽ và khô ráo.

– Không gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh.

– Không dùng chung các vật dụng cá nhân của người khác.

– Tránh việc sử dụng nhà tắm ở những nơi công cộng.

– Mặc đồ lót thoải mái (để ngăn ngừa bệnh nấm da đùi).

– Mang mang tất châm mềm và có các lỗ nhỏ thông hơi tốt để giữ chân khô ráo (ngăn ngừa bệnh nấm da chân).

– Mặc quần áo sạch sẽ và khô ráo. Nên mặc đồ cotton hoặc quần áo có các chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital