Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, thường gặp ở những người mắc bệnh gan. Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu thêm  về bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và cách điều trị.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản 

Có nhiều nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thực quản:

  • Seo gan nặng do sơ gan: Đây là nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch thực quản. Một số bệnh gan có thể dẫn đến xơ gan, như viêm gan, bệnh gan do rượu và chứng rối loạn đường mật.
Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, thường gặp ở những người mắc bệnh gan

Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, thường gặp ở những người mắc bệnh gan

  • Huyết khối: Là hiện tượng xuất hiện một cục máu đông trong tĩnh mạch cửa hoặc trong một tĩnh mạch có nguồn cấp vào trong tĩnh mạch cửa được gọi là các tĩnh mạch lách có thể gây ra giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Thường là do sán máng – loại ký sinh trùng được tìm thấy trong các nước thuộc châu Phi, Nam Mỹ, vùng Caribbean, Trung Đông và Đông Nam Á. Các ký sinh trùng có thể gây hại cho gan, phổi, ruột và bàng quang.
  • Hội chứng khiến máu trở lại trong gan: Đây là tình trạng hiếm gặp gây ra các cục máu đông có thể chặn các tĩnh mạch đưa máu khỏi gan.

Biểu hiện của giãn tĩnh mạch thực quản 

Giãn tĩnh mạch thực quản thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sớm. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe, nội soi dạ dày thực quản. Các dấu hiệu của bệnh có thể gặp phải như:

Khi bị giãn tĩnh mạch thực quản, người bệnh sẽ có các triệu chứng như nôn ra máu, choáng váng...

Khi bị giãn tĩnh mạch thực quản, người bệnh sẽ có các triệu chứng như nôn ra máu, choáng váng…

  • Nôn ra máu, có máu trong chất nôn
  • Phân có màu đen
  • Choáng váng, mất ý thức
  • Một số triệu chưng của bệnh gan như vàng da, vàng mặt, dễ chảy máu…

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của giãn tĩnh mạch thực quản, người bệnh cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Cách điều trị giãn tĩnh mạch thực quản 

Để điều trị giãn tĩnh mạch thực quản cần dựa vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng bệnh cụ thể. Mục đích của việc điều trị nhằm ngăn ngừa chảy máu, cầm máu khi đã chảy máu.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ

  • Ngăn ngừa chảy máu bằng cách dùng thuốc làm chậm dòng chảy của máu trong tĩnh mạch và nội soi điều trị giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Điều trị cầm máu: Dùng thuốc hoặc phẫu thuật ghép gan

Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và cách điều trị cần được bác sĩ tư vấn cụ thể dưới sự thăm khám kỹ lưỡng. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.

Sau khi điều trị giãn tĩnh mạch thực quản, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh rượu bia, thuốc lá… đồng thời tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ, tái khám định kỳ. Có như vậy mới giúp loại bỏ nhanh chóng bệnh ra khỏi cơ thể.

Để tìm hiểu thêm về bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và cách điều trị, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital