Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ngay trong 2 tuần đầu khi trẻ vừa chào đời. Ban đầu, bé thường chỉ bị đỏ một bên mắt, sau khoảng 24 – 48 giờ sẽ lây sang mắt còn lại. Bố mẹ cần nhận biết rõ biểu hiện từ sớm để biết cách xử lý, giảm khó chịu, tránh biến chứng nguy hiểm ở trẻ.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ bị viêm kết mạc gây khó chịu. Lúc này các bé còn đang tập lẫy, lật, bò, đứng… và nhận biết thế giới xung quanh chủ yếu bằng đôi mắt. Việc bị đau mắt đỏ thực sự cản trở hoạt động khám phá của chúng. Bố mẹ cần nhận biết sớm một số biểu hiện bệnh, từ đó tìm ra hướng xử lý cho trẻ nhanh nhất.
1.1 Biểu hiện chung của bệnh đau mắt đỏ
Nhãn cầu nổi gân đỏ: Đau mắt đỏ ở trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi thường có biểu hiện ở một bên trước. Dấu hiệu đầu tiên dễ thấy là trong nhãn cầu mắt nổi những đường gân đỏ hồng. Đây là hiện tượng các mạch máu dưới lớp màng bảo vệ nhãn cầu phản ứng viêm. Trong vòng 24 – 48 tiếng, mắt còn lại cũng sẽ nổi gân đỏ tương tự. Không chỉ bề mặt nhãn cầu có gân đỏ nổi lên, quan sát bờ trong mi mắt cũng có sắc đỏ bất thường.
Xuất hiện ghèn kèm theo hiện tượng chảy nước: Khi gân đỏ nổi lên, bạn cũng bắt đầu quan sát thấy trong mắt trẻ có nhiều ghèn (gỉ mắt) màu vàng, trắng hoặc xanh. Lượng ghèn đóng dày, tập chung ở góc mắt và có xu hướng phủ lên bề mặt ngoài của mắt, làm trẻ khó mở mắt khi ngủ dậy.
Sưng phù: Ở giai đoạn nặng, vùng quanh mí mắt có biểu hiện sưng phù. Trẻ quấy khóc nhiều do cảm giác vướng víu khó chịu ở mắt.
1.2 Dấu hiệu trẻ đau mắt đỏ nặng
Bị đau mắt đỏ đa phần trẻ sơ sinh không sốt, không bỏ ăn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắt trẻ bị đỏ mắt lâu ngày, tình trạng viêm kết mạc đã gây biến chứng. Hãy thận trọng nếu thấy trẻ bị đỏ mắt kèm theo biểu hiện:
– Sốt cao, bỏ bú, khóc liên tục ngay cả khi không đói, không buồn ngủ.
– Gỉ mắt chuyển sang màu vàng đậm hoặc xanh.
– Quanh mắt sưng nặng dần theo thời gian.
– Có lớp màng phủ lên nhãn cầu mắt bé.
– Trẻ không có dấu hiệu giảm triệu chứng sau khi bệnh khởi phát 5 ngày.
Lúc này, cần đưa trẻ đến viện để kiểm tra chính xác nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị tốt nhất.
2. Cách trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, vì mắt là một giác quan quan trọng và nhạy cảm của cơ thể nên bố mẹ cần giữ gìn cẩn thận cho con. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để biết chính xác con bị đau mắt đỏ hay mắc bệnh gì. Từ đó, lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ để điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự chữa bệnh ở nhà theo mẹo vặt, tránh hậu quả nghiêm trọng.
2.1 Trường hợp trẻ sơ sinh đau mắt đỏ mức độ nhẹ
Sau khi thăm khám, nếu con đang bị đau mắt đỏ ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ thường chỉ định vệ sinh mắt hàng ngày kết hợp dùng thuốc.
Thông thường bố mẹ cần nhỏ nước muối sinh lý vào mắt cho bé hàng ngày để loại bỏ ghèn mắt và tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó kết hợp thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ hoặc thuốc mỡ tra mắt để giảm triệu chứng.
Đau mắt đỏ do virus ở trẻ sơ sinh có thể khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Bố mẹ cần kiên trì theo dõi và nhỏ thuốc cho bé. Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi hỗ trợ trẻ dùng thuốc.
2.2 Trường hợp bị bệnh đau mắt đỏ nặng
Đau mắt đỏ nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nhiều đến thị lực của trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, trẻ có nguy cơ gặp biến chứng như loét giác mạc, thậm chí mù lòa vĩnh viễn.
Để tránh tình trạng trên, bác sĩ thường chỉ định cho trẻ dùng kết hợp thuốc nhỏ mắt tại chỗ và thuốc kháng virus, kháng sinh dạng mỡ. Ngoài ra, bé còn được kê thêm thuốc bôi trơn nhãn cầu, làm giảm các kích ứng ở mắt, giúp trẻ dễ chịu hơn…
Hàng ngày bố mẹ kết hợp cho trẻ dùng thuốc theo đơn và vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý để cải thiện triệu chứng.
Nếu thấy bất thường trong quá trình trẻ dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa mắt để tiến hành xử lý kịp thời.
3. Lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ cho trẻ sơ sinh
Đau mắt đỏ bản chất là một dạng viêm giác mạc do virus gây ra. Nó dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, môi trường chứa nguồn virus. Bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi chữa đau mắt đỏ cho con:
– Vệ sinh, khử khuẩn phòng bé thường xuyên, hạn chế yếu tố kích thích mầm bệnh phát triển.
– Không cho trẻ chơi ở những không gian nhiều đồ, góc khuất vì lúc này tầm nhìn của con đang bị hạn chế.
– Nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn thay vì dùng sữa công thức để giúp con tăng đề kháng.
– Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt vào chế độ ăn của mẹ. Đối với trẻ ăn dặm, nên thêm rau, củ, quả giàu vitamin A vào khẩu phần ăn.
– Nên đeo găng tay, khẩu trang khi nhỏ thuốc, vệ sinh mắt cho bé, sau đó rửa tay sạch.
– Không cho trẻ đi nhà trẻ cho đến khi hết đau mắt đỏ.
– Khử khuẩn đồ dùng cá nhân của bé ngay sau khi dùng.
– Không nên để chung đồ của bé với các thành viên không bị đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, dễ lây lan. Bố mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi thấy mắt con bị đỏ. Chuyên khoa mắt TCI với đội ngũ bác sĩ trên 30 năm kinh nghiệm sẽ giúp bố mẹ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời đưa ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất với trẻ sơ sinh. Chuyên khoa mắt TCI – sẵn sàng cùng gia đình bảo vệ đôi mắt của bé.