Bệnh đau đầu vận mạch và mối lo đột quỵ não

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đau đầu vận mạch (đau đầu vùng thái dương) là chứng đau đầu do sự co thắt của vùng máu trong đầu và trong sọ não. Hiện tượng thường gặp nhất là sự co thắt của thái dương. Bệnh đau đầu vận mạch gây ra những cơn nhức đầu đột ngột, với mức độ đau dữ dội, có cảm giác giật ở vùng thái dương như nhịp mạch đập. Và có thể tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não. 

1. Bệnh đau đầu vận mạch hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu migraine

Bệnh đau đầu vận mạch hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu migraine. Đây là hiện tượng co thắt vùng máu trong đầu và trong sọ não làm cho một số bộ phận của não có thể bị thiếu máu tạm thời. Tình trạng thiếu máu tạm thời này khiến người bệnh có cảm giác đau đầu vì có sự xuất hiện của một số chất hóa học trung gian – chỉ tồn tại trong điều kiện thiếu oxy.

Đau đầu vận mạch thường xảy ra ở một bên đầu, với cơn đau nhức rất dữ dội, kéo dài ở vùng thái dương và vùng trước trán, có tính chất như mạch đập. Cơn đau xuất hiện đột ngột và không có hiện tượng báo trước. Người bệnh thường có cảm giác đi kèm đó là: hiện tượng buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động.

Tình trạng này đặc biệt tăng lên khi người bệnh bị căng thẳng, lo lắng kéo dài, stress, trầm cảm.

Biểu hiện bệnh đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch (đau đầu vùng thái dương) là chứng đau đầu do sự co thắt của vùng máu trong đầu và trong sọ não.

2. Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch

Nguyên nhân gây bệnh đau đầu vận mạch rất đa dạng và phức tạp: áp lực công việc, bất ổn về tâm lý, học tập căng thẳng, khí hậu thay đổi, sống trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn, thay đổi nhịp sinh học, thay đổi hormone ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và tiền mãn kinh, vận động với cường độ bất thường,…

Chủ yếu do áp lực công việc, stress… Bởi những người này phải chịu đựng áp lực công việc cao, thường xuyên căng thẳng, stress có nguy cơ mắc bệnh đau đầu vận mạch rất cao. Bên cạnh đó, người có tâm lý bất ổn, mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết cũng rất dễ bị đau đầu vận mạch.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu vận mạch không hề đơn giản, đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức cũng như giàu kinh nghiệm.

3. Đau đầu vận mạch có thể gây đột quỵ não

Đau đầu vận mạch nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và gây thiếu máu lên não – nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ não (tai biến mạch máu não).

Đột quỵ não sẽ gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại một loạt di chứng nặng nề như liệt nửa người, liệt các chi, rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn đại tiểu tiện,…

Chính vì vậy, nếu có biểu hiện đau đầu kể trên bạn tuyệt đối không được chủ quan. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám, chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả.

Bệnh đau đầu vận mạch có thể gây đột quỵ não

Đau đầu vận mạch nếu không được điều trị sớm và hiệu quả có thể gây đột quỵ nhồi máu não.

4. Chẩn đoán và điều trị đau đầu vận mạch

4.1 Chẩn đoán bệnh đau đầu vận mạch bằng cách nào?

Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Các bác sĩ chuyên môn về thần kinh học sẽ là người nắm rõ nhất các tổn thương hệ thần kinh, loại trừ các bệnh lý ở não, mạch máu não, tủy sống và các dây thần kinh. Sự tổn thương mạch máu não gây hiện tượng đau đầu vận mạch. Sau khi khai thác tình hình bệnh, tình trạng sức khỏe và tiền sử của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cận lâm sàng phù hợp.

4.2 Phương pháp điều trị bệnh đau đầu vận mạch

Bệnh đau đầu vận mạch là bệnh khó điều trị dứt điểm và thường hay tái phát. Khi bị đau đầu vận mạch, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giãn mạch có tác dụng làm giảm cơn đau thắt.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh đau đầu vận mạch còn có thể sử dụng các các liệu pháp vật lý trị liệu để giảm căng thẳng, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tập yoga, đi bộ… để tăng cường sức khỏe.

Để phòng tránh và điều trị bệnh đau đầu vận mạch, người bệnh nên hạn chế các tác nhân gây bệnh. Trước hết, cần giảm cường độ làm việc vì áp lực công việc có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh nói chung và thần kinh thái dương nói riêng. Giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể, tránh căng thẳng, stress, lo âu…

Khi có hiện tượng căng thẳng đầu óc cần thực hiện ngay các liệu pháp thư giãn, nghỉ ngơi.

Điều trị đau đầu vận mạch bằng thuốc giãn mạch

Việc sử dụng thuốc giãn mạch để điều trị đau đầu vận mạch cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Phòng ngừa bệnh đau đầu vận mạch tái phát

Bạn cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý để giảm thiểu tối đa tỷ lệ tái phát bệnh đau đầu vận mạch.

Đầu tiên là bạn nên hạn chế tối đa lo lắng, căng thẳng. Hãy tập cho mình thói quen bình tĩnh, suy nghĩ tích cực, thư giãn để tinh thần được thoải mái.

Có lối sống và làm việc khoa học, nhẹ nhàng; giảm bớt cường độ áp lực của công việc.

Xây dựng chế độ ăn, uống và tập luyện phù hợp, tốt cho sức khỏe.

Nếu có điều kiện có thể áp dụng thêm các bài tập vật lý trị liệu để giúp hỗ trợ điều trị cơn đau đầu vận mạch và giúp cơ thể được thoải mái hơn.

Nên xây dựng thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Đặc biệt, với những người bị đau đầu vận mạch nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần với bác sĩ Nội thần kinh.

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về đau đầu vận mạch, bạn đọc vui lòng liên hệ Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ và đặt lịch khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital