Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ: Chớ chủ quan để trẻ gặp nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Giống như người lớn, trẻ em có thể gặp các cơn nhức đầu khác nhau. Trong một số trường hợp, bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ là do nhiễm trùng, chấn thương, căng thẳng tâm lý ở mức độ cao cần cảnh giác.

bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ em cũng bị đau đầu giống như người lớn, nhưng các triệu chứng của chúng có thể khác một chút.

1. Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ là gì?

Đau đầu ở trẻ là cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng đầu, vùng vai gáy, vùng mặt. Những cơn đau có thể khiến trẻ cáu kỉnh và mất ngủ. Hầu hết các cơn đau kéo dài từ 30 phút đến vài giờ. Một số có thể kéo dài đến một vài ngày. Trẻ có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi gặp môi trường ánh sáng chói, ồn ào, mùi khó chịu.

Trẻ nhỏ bị đau đầu có thể không nói và mô tả được cơn đau. Cha mẹ cần theo dõi con thường xuyên. Và nhận ra cơn đau của trẻ khi chúng cáu kỉnh, ít hoạt động hơn, có thể kèm nôn mửa, đỏ bừng mặt.

2. Triệu chứng bệnh đau đầu ở trẻ em

Trẻ em cũng bị đau đầu giống như người lớn, nhưng các triệu chứng của chúng có thể khác một chút. Ví dụ, cơn đau nửa đầu ở người lớn thường kéo dài ít nhất bốn giờ – nhưng ở trẻ em, cơn đau có thể ít hơn nhiều.

Sự khác biệt về dấu hiệu có thể gây khó khăn cho việc xác định loại đau đầu ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ chưa biết nói. Trẻ em cũng có thể gặp 4 kiểu đau đầu như người lớn.

2.1. Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu có thể làm trẻ em cảm thấy:

Nhức đầu, đau nhói

– Đau nặng hơn khi gắng sức

– Buồn nôn, nôn mửa

Đau bụng

Cực nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

2.2. Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ do căng thẳng thần kinh

Đau đầu vì lý do này có thể khiến trẻ gặp những triệu chứng:

– Cảm giác căng tức ở các cơ vùng đầu hoặc cổ

– Đau nhẹ đến trung bình, không co giật ở cả hai bên đầu

– Đau không tồi tệ hơn khi hoạt động thể chất

– Nhức đầu không kèm theo buồn nôn hoặc nôn như thường xảy ra với chứng đau nửa đầu

– Trẻ ít vận động, muốn nằm một chỗ, muốn ngủ nhiều hơn.

– Đau đầu kiểu căng thẳng có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

Trẻ em cũng có thể gặp 4 kiểu đau đầu như người lớn

Trẻ em cũng có thể gặp 4 kiểu đau đầu như người lớn.

2.3. Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm không phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Cơn đau xảy ra theo nhóm từ 5 cơn trở lên. Bệnh gây ra cơn đau buốt, nhói ở một bên đầu kéo dài dưới ba giờ. Đi kèm với đó trẻ có thể bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, hoặc bồn chồn hoặc kích động.

2.4. Bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ thể mạn tính

Nếu hội chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng xảy ra hơn 15 ngày một tháng thì trẻ có thể gặp tình trạng đau đầu hàng ngày mãn tính. Lý do gây ra bệnh có thể là nhiễm trùng, chấn thương nhẹ ở đầu hoặc dùng thuốc giảm đau quá thường xuyên.

3. Nguyên nhân chính gây bệnh đau đầu ở trẻ

Một số yếu tố có thể khiến con bạn bị đau đầu. Các yếu tố đó bao gồm:

– Bệnh lý: Các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng tai và xoang là một số trong những nguyên nhân thường xuyên gây đau đầu ở trẻ em.

– Chấn thương vùng đầu: Các vết sưng tấy và bầm tím có thể gây đau đầu. Hãy nhanh chóng đưa con đi khám nếu con bị ngã mạnh vào đầu hoặc bị đập mạnh vào đầu, đau đầu sau chấn thương đầu.

– Căng thẳng và lo lắng: Có thể gây ra bởi các mối quan hệ bạn bè, giáo viên hoặc cha mẹ. Trẻ bị trầm cảm có thể kêu đau đầu, buồn và cô đơn.

– Di truyền: Đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có xu hướng di truyền gia đình.

– Một số loại thực phẩm và đồ uống. Nitrat – một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt đã qua xử lý, chẳng hạn như thịt xông khói, thịt ba chỉ và xúc xích – có thể gây đau đầu. Ngoài ra, quá nhiều caffeine, có trong soda, socola có thể làm trẻ đau đầu.

– Bệnh về não: Kèm theo các vấn đề về thị giác, chóng mặt và thiếu nhạy bén.

cơn đau đầu ở trẻ em

Hầu hết các cơn đau đầu ở trẻ em đều không quá nghiêm trọng. Tuy vậy cha mẹ không được cảnh giác.

3. Khi nào bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ trở nên nguy hiểm?

Hầu hết các cơn đau đầu ở trẻ em đều không quá nghiêm trọng. Tuy vậy cha mẹ không được cảnh giác, hãy cho con đi khám ngay nếu con đau đầu kèm theo các triệu chứng:

– Làm trẻ mất ngủ

– Làm trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, ít vận động

– Trẻ đau đầu sau chấn thương

– Kèm theo nôn mửa, nhìn kém, quấy khóc. Nhất là khi trẻ không bị sốt, tiêu chảy.

– Đi kèm với sốt và đau cổ, lắc đầu liên tục

– Lơ mơ, ngủ gọi không dậy, bỏ bú

– Khi những cơn đau đầu diễn ra thường xuyên

– Bất cứ khi nào có điều gì đó về cơn đau đầu khiến bạn lo lắng, ngay cả khi nó không có trong danh sách này

4. Làm thế nào để giúp trẻ tránh khỏi các cơn đau đầu?

Những điều sau có thể giúp trẻ nhỏ ngăn ngừa đau đầu hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu ở trẻ em:

– Duy trì thói quen sống tốt cho trẻ: Bao gồm ngủ đủ giấc, duy trì hoạt động thể chất, ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh, uống bốn đến tám cốc nước hàng ngày và tránh ăn nhiều socola.

– Giảm căng thẳng từ áp lực học tập: Căng thẳng và lịch học bận rộn có thể làm tăng tần suất đau đầu ở trẻ. Nếu cơn đau đầu của con bạn có liên quan đến lo lắng hoặc trầm cảm, hãy cân nhắc đưa con đi khám sớm.

– Viết nhật ký đau đầu: Nhật ký có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây đau đầu cho con bạn. Viết lại các thông tin như: cơn đau đầu bắt đầu khi nào, chúng kéo dài bao lâu và điều gì giúp giảm bớt cơn đau đầu.

– Ghi lại phản ứng của con khi dùng bất kỳ loại thuốc đau đầu nào.

– Tránh các tác nhân gây đau đầu. Tránh bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào, chẳng hạn như những thức ăn có chứa caffein có thể gây đau đầu.

– Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, bệnh đau đầu ở trẻ nhỏ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Cũng giống như người lớn, bệnh gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt. Không phải cơn đau đầu nào cũng gây nguy hiểm. Nhưng cha mẹ không được chủ quan vì trẻ nhỏ có thể chưa biết diễn ra chính xác cơn đau đầu của mình. Hãy duy trì một lối sống khoa học cho con và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu không bình thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital