Bệnh đau đầu có nguy hiểm không, khi nào bệnh trở nên nghiêm trọng?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bình thường, những cơn đau đầu chỉ gây phiền toái trong thời gian ngắn, có thể trị khỏi nhờ thuốc giảm đau. Nhưng nếu đau đầu dữ dội kèm triệu chứng bất thường, bạn hãy cảnh giác bởi đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nặng. Vậy, bệnh đau đầu có nguy hiểm không và khi nào chúng trở nên nghiêm trọng?

1. Bệnh đau đầu là gì?

Đau đầu là hiện tượng đau nhức các vùng đầu khác nhau, mặt hoặc cổ. Đau đầu có thể do căng cơ, đau dây thần kinh và mất nước. Đau đầu có thể là triệu chứng của một bệnh khác hoặc do một số loại thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc gây ra. Các bác sĩ đã xác định có tới 70 nhóm nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng đau đầu.

Đặc biệt, đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc rất cao, hầu hết mọi người ai cũng ít nhiều vài lần bị đau đầu trong đời. Đôi khi cơn đau nhức đầu là dấu hiệu cho thấy có điều bất thường về sức khỏe.

Có hai loại đau đầu phổ biến nhất: nguyên phát và thứ phát. Đau đầu nguyên phát mô tả những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân hoặc chấn thương cơ bản gây ra. Chúng bao gồm đau đầu căng thẳng, đau nửa đầu và đau đầu cụm. Đau đầu thứ phát có nguyên nhân riêng biệt, chẳng hạn như bệnh lý, thay đổi nội tiết tố, viêm xoang. tác dụng phụ của thuốc hoặc các loại thuốc.

Ngoài hai phân loại rộng rãi này, vẫn còn 36 loại đau đầu khác nhau.

Có khoảng 36 loại đau đầu khác nhau với nhiều nhóm nguyên nhân gây ra.

Có khoảng 36 loại đau đầu khác nhau với nhiều nhóm nguyên nhân gây ra.

2. Các loại bệnh đau đầu phổ biến và nguy cơ đối với sức khỏe

Đau đầu rất phổ biến và có nhiều nguyên nhân. Biết được loại đau đầu bạn thường gặp là điều quan trọng để bạn có cách điều trị phù hợp.

2.1. Đau đầu căng thẳng

Loại nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất thế giới là do căng thẳng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đau đầu căng thẳng ảnh hưởng đến hơn 1/3 tổng số nam giới và 1/2 tổng số phụ nữ. Đau đầu căng thẳng thường gây ra cơn đau âm ỉ ở cả hai bên đầu hoặc vùng quanh trán. Đôi khi cơn đau kéo dài đến cổ và vai.

Đau đầu do căng thẳng thường xuất hiện vào khoảng thời gian não bộ stress, áp lực, căng thẳng. Đôi khi bệnh xảy ra sau khi chúng ta đọc lâu, nhìn màn hình máy tính, điện thoại…trong thời gian dài. Tư thế không tốt cũng có thể gây ra những cơn đau đầu này.

Để điều trị đau đầu do căng thẳng, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin thường được sử dụng.

Những người bị đau đầu mãn tính nên cẩn thận với việc quá phụ thuộc vào thuốc giảm đau. Thay vào đó hãy tìm cách thư giãn và tránh căng thẳng như tắm nước nóng, yoga và mát-xa…

2.2. Đau đầu do xoang

Đau đầu do viêm xoang là một vấn đề phổ biến mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là khi họ bị cảm lạnh hoặc cúm. Đầu nghẹt và đau ở trên hoặc sau mắt, hoặc ở hai bên mũi, là những triệu chứng thường gặp. Đau thường nặng hơn khi đầu cúi về phía trước hoặc khi nằm xuống.

2.3. Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, ảnh hưởng đến ít nhất 1/7 dân số. Chứng đau nửa đầu phổ biến ở phụ nữ gấp 3 lần so với nam giới.

Đau nửa đầu thường gây đau nhói một bên đầu, kết hợp với buồn nôn, nôn mửa, nhìn mờ, giảm thị lực, hoa mắt….Chứng đau nửa đầu có thể do căng thẳng, một số loại thực phẩm, thay đổi thời tiết, thiếu ngủ, cũng như một loạt các yếu tố khác.

Có nhiều cách điều trị chứng đau nửa đầu. Nhiều cơn có thể thuyên giảm bằng cách uống thuốc ngay khi các triệu chứng bắt đầu và nằm ở nơi tối, yên tĩnh.

Hiện tượn đau nửa đầu là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến.

Hiện tượn đau nửa đầu là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến.

2.4. Đau đầu từng cụm

Đau đầu cụm là một loại đau đầu hiếm gặp, ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Đau đầu cụm thường xảy ra ở một bên đầu và xung quanh mắt. Cơn đau dữ dội như dao đâm. Có thể kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt ở bên bị bệnh. Chúng có xu hướng kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ.

Đau đầu cụm xảy ra một vài lần mỗi ngày trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và sau đó biến mất một thời gian dài. Các cơn đau đầu thường xảy ra vào cùng một thời điểm hàng ngày theo cụm, nhất là ban đêm. Đau đầu từng cơn có thể do rượu gây ra.

2.5. Đau đầu kinh niên hàng ngày

Nhức đầu mãn tính hàng ngày có thể xảy ra liên tục. Chúng có thể liên quan đến lo lắng, trầm cảm, do lạm dụng thuốc giảm đau. Các triệu chứng tương tự như đau đầu căng thẳng hoặc đau nửa đầu, hoặc kết hợp cả hai.

2.6. Đau đầu do hormone

Một số phụ nữ bị đau đầu dữ dội vào những thời điểm nội tiết tố của họ dao động, chẳng hạn như khoảng thời gian có kinh mỗi tháng, khoảng thời gian rụng trứng, mãn kinh…

2.7. Đau đầu do hoạt động thể chất

Một số người bị đau đầu khi tập thể dục, thể thao hoặc hoạt động tình dục. Đau đầu tình dục có thể xảy ra trước hoặc sau khi đạt cực khoái, kéo dài trong vài phút đến vài giờ. Một số người cảm thấy đau đầu đột ngột, dữ dội khi đạt cực khoái.

2.8. Nhức đầu mỏi mắt

Nếu bạn có vấn đề về thị giác mà kính thuốc hoặc kính áp tròng chưa được giải quyết, bạn có thể bị nhức đầu mỏi mắt, thường gây đau và cảm giác nặng nề xung quanh mắt.

2.9. Đau đầu khớp thái dương hàm

Một số người có thể bị căng và đau cơ liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ), khớp ngay phía trước mỗi tai, nơi xương hàm kết nối với hộp sọ.

2.10. Đau đầu vì đồ ăn

Ăn một thứ gì đó quá lạnh có thể gây đau nhói ở giữa trán hoặc một bên thái dương. Những người bị chứng đau đầu như vậy thường do ăn kem, nên còn được gọi là đau đầu do ăn kem.

2.11. Những loại đau đầu khác

Nhiều cơn đau đầu khác là hậu quả thứ phát của một chứng rối loạn khác, chẳng hạn như:

– Một vấn đề về cổ

– Kích thích các sợi thần kinh, ví dụ như đau dây thần kinh sinh ba

– Các vấn đề về mắt, tai, xoang, răng và hàm

– Viêm động mạch ở đầu (viêm động mạch thái dương )

– Chấn thương đầu

– Cảm giác nôn nao do uống quá nhiều rượu

– Do chất gây nghiện như caffeine hoặc ma tuý.

Bệnh đau đầu có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh đau đầu phụ thuộc vào mức độ đau và biến chứng do bệnh gây ra.

3. Bệnh đau đầu có nguy hiểm không?

3.1. Người mắc bệnh đau đầu có nguy hiểm không?

Mặc dù đa số các trường hợp đau đầu không gây nguy hiểm tính mạng, chúng chỉ gây mệt mỏi, phiền phức trong cuộc sống sinh hoạt.

Tuy nhiên, đôi khi chứng đau đầu trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn.

3.2. Bệnh đau đầu có nguy hiểm không tùy thuộc vào biến chứng

Bệnh đau đầu nếu kéo dài, kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể gây biến chứng nguy hại tới sức khỏe cơ thể như:

– Nguy cơ đột quỵ: Đây là khi chứng đau nửa đầu có liên quan đến đột quỵ, với cơn đau kéo dài hơn một giờ. Đôi khi, hào quang hiện diện ngay cả khi cơn đau đầu biến mất. Hào quang kéo dài hơn một giờ có thể là dấu hiệu của chảy máu trong não.

– Cơn động kinh: Đây là một tình trạng mà một cơn động kinh được kích hoạt bởi chứng đau đầu. Thông thường, cơn động kinh sẽ xảy ra trong vòng một giờ sau cơn đau đầu. Tình trạng này là hiếm gặp.

– Chảy máu trong não do khối máu tụ trong não.

– Chảy máu quanh não do xuất huyết dưới nhện, tụ máu dưới màng cứng, tụ máu ngoài màng cứng.

– Động mạch bị sưng, bị viêm cung cấp máu cho một phần của vùng đầu, thái dương và cổ (viêm động mạch thái dương).

– Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: trầm cảm nặng, rối loạn lo âu chung, rối loạn lưỡng cực, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lạm dụng chất kích thích, chứng sợ đám đông, rối loạn căng thẳng sau chấn thương…

4. Khi nào bệnh đau đầu trở nên nghiêm trọng?

Đôi khi nhức đầu có thể là do một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như khối u não, xuất huyết não, viêm màng não, nguy cơ đột quỵ. Mặc dù đây là những nguyên nhân không phổ biến gây đau đầu, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết các dấu hiệu cảnh báo.

Bạn không nên chủ quan nếu cơn đau đầu của bạn đi kèm với các triệu chứng bất thường như:

– Bạn gặp cơn đau đầu thường xuyên, nhất là khi 50 tuổi trở lên

– Có sự thay đổi kiểu đau đầu, ví dụ, từ đau đầu nhẹ và thỉnh thoảng đến đau đầu dữ dội và thường xuyên.

– Bị đau đầu dữ dội đột ngột bất thường, kèm theo cứng cổ, sốt, buồn nôn

– Nhức đầu kèm theo cơn buồn ngủ, lú lẫn hoặc mất trí nhớ

– Bị đau đầu sau chấn thương đầu

– Đau đầu cùng với mất cảm giác hoặc yếu bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, các vấn đề về phối hợp, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, nói lắp hoặc khó nói

– Đau đầu liên quan đến ho, gắng sức hoặc hoạt động tình dục

– Đau đầu kèm theo khó thở, hoặc cơn đau đầu có liên quan đến co giật

– Đau đầu kèm theo đau mắt đỏ

– Đau đầu kèm theo đau và nhức gần thái dương

– Nhức đầu đến đột ngột, đặc biệt khi chúng đánh thức bạn

– Đau đầu ở bệnh nhân ung thư hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch

Nếu bạn gặp những triệu chứng này lần đầu tiên hoặc có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Khi các cơn đau đầu trở nên dai dẳng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Khi các cơn đau đầu trở nên dai dẳng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

5. Cách khắc phục cơn đau đầu

5.1 Cách giảm nhẹ cơn đau đầu

Mỗi loại đau đầu sẽ có một cách khắc phục và điều trị khác nhau. Nếu cơn đau đầu của bạn xảy ra thường xuyên, hãy ghi nhật ký liệt kê thời điểm bạn bị đau đầu để giúp bác sĩ sớm nguyên nhân đúng gây bệnh. Nếu có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như cổ căng, mất nước hoặc uống quá nhiều caffeine, bạn có thể tránh đau đầu bằng cách thay đổi hành vi hoặc lối sống của mình.

Khi bạn bị đau đầu, các bước dưới đây có thể giúp giảm đau:

– Nằm nghỉ ngơi và thư giãn trong không gian yên tĩnh, thông gió tốt

– Uống nhiều nước

– Đắp khăn lạnh hoặc túi đá lên đầu

– Dội nước lạnh vào mặt

– Nếu bạn bị đau đầu do căng thẳng, hãy xoa bóp cổ, hàm, vai và đầu nhẹ nhàng

– Sử dụng thuốc giảm đau. Các loại thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào sức khỏe của bạn.

Tốt nhất nên đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh của mình và tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách xử trí, điều trị, đặc biệt là khi có ý định sử dụng các loại thuốc.

5.2 Cách phòng tránh bệnh đau đầu

Bạn cũng có thể thử các mẹo sau để ngăn ngừa bệnh đau đầu:

– Ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng, vì lượng đường huyết giảm có thể gây đau đầu

– Uống nhiều nước

– Không ở trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh

– Thực hiện thói quen tập thể dục thường xuyên, đều đặn, không gắng sức

– Cố gắng không ngồi hoặc đứng ở một vị trí quá lâu, vì điều này có thể gây căng cơ

– Tránh sô cô la, caffeine, rượu và thuốc lá, tất cả đều có thể gây đau đầu

– Gặp bác sĩ đo thị lực của bạn để kiểm tra mắt thường xuyên

Tóm lại, bệnh đau đầu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ đau và các biến chứng mà bệnh gây ra. Nếu bạn bị cơn đau đầu hành hạ cả ngày, khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường, đã đến lúc bạn nên đi khám. Chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá nguyên nhân, vì vậy hãy nhận trợ giúp càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital