Cẩn trọng với những con đường lây bệnh bạch hầu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Chỉ từ tháng 5/2023-9/2023, Việt Nam đã lần lượt ghi nhận 20 trường hợp mắc bệnh bạch hầu cùng nhiều ca nghi nhiễm cần cách ly, trong đó cũng đã có những ca bệnh không qua khỏi khiến nhiều người lo sợ dịch bệnh bùng phát. Vậy căn bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Tham khảo ngay bài viết này để biết cách phòng tránh!

1. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu lây bệnh

Bệnh bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae). Ngoại độc tố của vi  khuẩn này có sức mạnh đáng kế, xâm nhập và tấn công, gây nguy kịch nhanh chóng cho người bệnh.

Bên cạnh câu hỏi "Bệnh bạch hầu lây qua đường nào" thì các biện pháp dự phòng bệnh bạch hầu cũng đang trở thành tâm điểm

Bên cạnh câu hỏi “Bệnh bạch hầu lây qua đường nào” thì các biện pháp dự phòng bệnh bạch hầu cũng đang trở thành tâm điểm

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bạch hầu có thể khiến người bệnh tử vong do bị viêm cơ tim cấp, suy tim cấp (có những trường hợp mắc bạch hầuđã hết các triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn có thể bị viêm cơ tim cấp và suy tim ngay sau đó). Nếu bị bạch hầu thanh quản, người bệnh có thể bị nghẹt thở, suy hô hấp cấp tính do màng giả của bệnh bạch hầu che lấp hết đường thở.

Vi khuẩn bạch hầu có 4 chủng sinh học: Gravis, Mitis, Intermedius và Belfanti. Bốn loại này chỉ khác nhau về hình thái khuẩn lạc và một số đặc điểm sinh học, nhưng không có sự khác biệt trong triệu chứng lâm sàng và khả năng lây truyền. Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng rất cao ở môi trường bên ngoài cơ thể, chúng có thể sống sót trong điều kiện khô lạnh, đặc biệt khi được bảo vệ bởi chất nhày.

– Vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại trong các vật liệu như chăn, màn, quần áo, gối trong vòng 30 ngày. Trên các vật dụng như chén, cốc, thìa, bát đũa, đồ chơi trong vài ngày. Trong các chất lỏng như sữa hoặc nước uống, vi khuẩn bạch hầu kéo dài sự sống được trong 20 ngày. Còn trong tử thi thì loại vi khuẩn này sống được trong 2 tuần.

– Tuy nhiên, vi khuẩn bạch hầu nhạy cảm với yếu tố lý và hoá. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt sau vài giờ. Nhiệt độ 58 độ C có thể tiêu diệt vi khuẩn sau 10 phút và vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng thông thường.

2. Căn bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Trong cơ thể của người nhiễm bệnh bạch hầu, vùng hầu họng thường là nơi chứa vi khuẩn bạch hầu. Đây cũng là nguồn lây truyền bệnh và gây ra các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Thời gian lây truyền vi khuẩn không cố định và phụ thuộc vào thời gian người bệnh mang vi khuẩn bạch hầu, thường kéo dài khoảng 3-4 tuần.

Khi người nhiễm bệnh ho hay hắt xì hơi, vi khuẩn bạch hầu có thể ở trong các giọt bắn và phát tán vào không khí

Khi người nhiễm bệnh ho hay hắt xì hơi, vi khuẩn bạch hầu có thể ở trong các giọt bắn và phát tán vào không khí

Vi khuẩn bạch hầu từ người bệnh có thể lan truyền trong cộng đồng qua các con đường sau:

– Lây nhiễm qua đường hô hấp: Đây là con đường lây bệnh bạch hầu phổ biến nhất. Người bệnh bạch hầu thường có các triệu chứng như đau, viêm họng và ho. Và khi những người này ho hay hắt xì hơi, vi khuẩn bạch hầu có thể ở trong các giọt bắn và phát tán vào không khí. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong không khí, gây lây nhiễm cho người khác khi chẳng may hít phải.

– Lây nhiễm qua đường tiếp xúc: Vi khuẩn bạch hầu có thể bám vào vật dụng, đồ chơi, và các đồ dùng cá nhân của người bệnh, đặc biệt là những người có tổn thương trên da. Nếu người khác tiếp xúc với vi khuẩn này, chúng có thể xâm nhập qua các tổn thương da và gây ra bệnh bạch hầu da.

Cả những người mang vi khuẩn bạch hầu nhưng không có triệu chứng, người mắc bệnh bạch hầu và những người đang hoặc đã điều trị bệnh đều có thể mang vi khuẩn và lây nhiễm trong cộng đồng. Mặc dù nguy cơ bùng phát dịch bạch hầu hiện nay đã giảm do sử dụng vắc xin phòng bệnh rộng rãi, nhưng bệnh vẫn tiếp tục đe dọa những trẻ nhỏ và người trưởng thành chưa có kháng thể phòng bệnh.

3. Các biện pháp dự phòng bệnh bạch hầu

Bên cạnh câu hỏi “Bệnh bạch hầu lây qua đường nào” thì các biện pháp dự phòng bệnh bạch hầu cũng đang trở thành tâm điểm, bởi sự bùng phát trở lại của các ca mắc bạch hầu tại một số tỉnh phía Bắc nước ta trong thời gian gần đây.

Nhận thức được con đường dễ lây lan bạch hầu, từ đó, chúng ta có thể nâng cao cảnh giác với bệnh bằng những cách dự phòng sau:

– Tìm hiểu để tăng cường nhận thức và kiến thức về bệnh bạch hầu, từ đó áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

– Cần duy trì môi trường sạch sẽ trong những nơi sinh hoạt chung như nhà ở, nhà trẻ, lớp học. Đảm bảo không gian thông thoáng, đủ ánh sáng và thực hiện các biện pháp vệ sinh hàng ngày như quét, lau và diệt khuẩn để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.

– Hạn chế di chuyển đến các khu vực đang bùng phát bệnh bạch hầu và hạn chế tiếp xúc người nhiễm hoặc đang nghi nhiễm bệnh bạch hầu.

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc người bệnh, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp.

– Duy trì vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của người bệnh bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn. Điều này giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ các vật dụng cá nhân khi người tiếp xúc phải.

– Tiêm vắc xin ngừa bạch hầu là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh. Bộ Y tế khuyến nghị người dân tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch, đúng độ tuổi, đặc biệt là đối với trẻ em, để tạo sự miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tổng quát, việc thực hiện các biện pháp dự phòng này đòi hỏi sự tăng cường nhận thức, tuân thủ các quy định và hướng dẫn từ các cơ quan y tế cùng với sự hợp tác của cả cộng đồng để giảm nguy cơ lây nhiễm và kiểm soát bệnh bạch hầu.

4. Lịch tiêm ngừa bạch hầu

Tiêm vắc xin ngừa bạch hầu là biện pháp dự phòng quan trọng, với khả năng ngăn chặn tới 97% nguy cơ lây bệnh.

Lịch tiêm ngừa bạch hầu cho cả trẻ em và người lớn như sau:

– Trẻ em <2 tuổi cần đi tiêm chủng vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván đầy đủ, đúng lịch (bao gồm 04 mũi).

– Trẻ em tiền học đường: Tiêm nhắc mũi Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván lúc 5-6 tuổi.

– Thanh thiếu niên và người lớn: Nếu chưa tiêm chủng, cần tiêm 02 mũi cách nhau ít nhất 01 tháng, tiêm mũi 3 sau 6 tháng và cứ 10 năm nhắc lại 1 mũi.

Tiêm vắc xin ngừa bạch hầu là biện pháp dự phòng quan trọng, với khả năng ngăn chặn tới 97% nguy cơ lây bệnh

Tiêm vắc xin ngừa bạch hầu là biện pháp dự phòng quan trọng, với khả năng ngăn chặn tới 97% nguy cơ lây bệnh

Hiện tại, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có sẵn các loại vắc xin chứa thành phần ngừa bạch hầu, mang lại cho quý khách hàng đa dạng sự lựa chọn, bao gồm: vắc xin 6in1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp), vắc xin 4in1 Tetraxim (Pháp), vắc xin 3in1 Adacel (Canada) và Boostrix 0,5ml (Bỉ). Vắc xin bạch hầu có khả năng ngừa bệnh cho cả trẻ nhỏ và người lớn hiệu quả.

Trước khi tiêm vắc xin, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, khách hàng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sàng lọc các vấn đề liên quan đến thể trạng và sức khỏe. Đồng thời, được tư vấn kỹ càng về vắc xin phòng bệnh, phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau khi tiêm chủng. Tất cả đảm bảo cho khách hàng có được quá trình chủng ngừa an toàn và đạt tác dụng tối đa.

Như vậy, bài viết vừa giúp bạn trả lời cho câu hỏi bệnh bạch hầu lây qua đường nào và chia sẻ các thông tin liên quan đến bạch hầu. Để bảo vệ bản thân và gia đình, đăng ký chủng ngừa bạch hầu ngay tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital