Bé bị đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Đau dạ dày thường xảy ra ở người lớn, tuy nhiên hiện nay cũng có không ít trường hợp trẻ em mắc bệnh. Đau dạ dày ở trẻ em có những biểu hiện khác so với ở người lớn, chính vì vậy, nếu bố mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời, bé có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa…

Vậy bé bị đau dạ dày cần phải xử trí như thế nào, đâu là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, cùng tìm hiểu nhé!

1. Dấu hiệu bé bị đau dạ dày

Đau dạ dày là hiện tượng xảy ra khi lớp niêm mạc bị tổn thương do các tác động của những nhân tố ở trong hoặc ngoài cơ thể. Ngoài ra, khi các bộ phận lân cận dạ dày như: Thực quản, tá tràng… bị tổn thương cũng gọi là đau dạ dày.

Đau dạ dày không phải là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, do đó rất nhiều phụ huynh thường có tâm lý chủ quan cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phòng bệnh.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày cũng dễ nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa thông thường do có nhiều điểm tương đồng. Chính vì vậy, bố mẹ cần hiểu kỹ thật kỹ và nắm rõ các thông tin về triệu chứng bệnh. Theo đó, một số biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em mà bố mẹ nên lưu ý là:

– Buồn nôn, nôn nhiều và đau ở vùng bụng trên, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở bệnh lý khác

– Đau ở vùng trên rốn, cơn đau thường tăng mạnh khi đói và có thể giảm bớt khi đã ăn xong hoặc khi uống sữa

– Nôn ra máu, đi ngoài ra phân màu đen như bã cà phê

– Chán ăn, bỏ bữa, ăn vào không có cảm giác ngon miệng, lâu dần có thể dẫn đến chậm tăng cân, suy dinh dưỡng

– Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, da trở nên xanh xao do thiếu máu

Buồn nôn, nôn nhiều và đau ở vùng bụng... là một số biểu hiện đặc trưng khi bé bị đau dạ dày

Buồn nôn, nôn nhiều và đau ở vùng bụng… là một số biểu hiện đặc trưng khi bé bị đau dạ dày

2. Điểm qua một số nguyên nhân khiến trẻ bị đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày ở trẻ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

– Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu khiến cho vi khuẩn, virus hay những tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và phát triển thành các mầm bệnh nguy hại

– Do yếu tố di truyền: Trẻ có ba mẹ có tiền sử đau dạ dày hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa sẽ mang nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ bình thường. Ngoài ra không loại trừ trường hợp một số trẻ bị đau dạ dày bẩm sinh ngay từ lúc mới sinh.

– Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Đây là một loại vi khuẩn có khả năng làm tổn thương và phá hủy niêm mạc dạ dày. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ký sinh ở niêm mạc và từ đó hình thành viêm loét. Viêm loét dạ dày gây đau đớn và buồn nôn, trẻ bị bệnh cũng sẽ trở nên chán ăn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn

– Thói quen mớm đồ cho trẻ: Rất nhiều bố mẹ vẫn có thói quen mớm đồ để trẻ dễ nuốt. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình khiến cho các tác nhân gây hại như virus và vi khuẩn ở trong cơ thể mẹ có thể lây truyền sang con, từ đó hình thành nên bệnh đau dạ dày

– Chế độ ăn không phù hợp: Khi trẻ ăn những món khó tiêu hóa hoặc không phù hợp với thể trạng, thức ăn không tiêu hóa được hết sẽ dẫn đến đau dạ dày. Bên cạnh đó, một số món ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn chua sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày của trẻ dễ bị tổn thương.

3. Bé bị đau dạ dày – xử trí như thế nào?

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu cũng như cơ thể nhạy cảm, do đó bố mẹ không được tự ý thực hiện các phương pháp trị đau dạ dày khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thay vào đó, để có thể bảo vệ sức khỏe cho con một cách tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại đây, bé sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng các triệu chứng lâm sàng đồng thời thực hiện một số xét nghiệm y khoa cần thiết như: Nội soi dạ dày, xét nghiệm phân… để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

3.1. Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp

Đối với những trường hợp bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau nhằm đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Trong quá trình sử dụng, bố mẹ cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng những loại thuốc ngoài không có trong đơn hoặc gia, giảm liều lượng thuốc bởi điều này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

3.2. Đau dạ dày do các thói quen ăn uống thiếu khoa học

Đối với những trường hợp đau dạ dày xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, trước tiên bố mẹ cần thay đổi ngay chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc cho trẻ. Thế nào là một chế độ ăn uống hợp lý, bố mẹ có thể tham khảo ngay:

– Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung thêm Vitamin, vi chất, muối khoáng… phù hợp với độ tuổi, cân nặng

– Hạn chế các loại thực phẩm có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày như: Xúc xích, thức ăn cứng, dai, nhiều xơ sợi, sụn, rau sống…

– Không vừa ăn vừa uống, đặc biệt là uống đồ uống có ga

– Cho trẻ bú sữa mẹ, nên cho trẻ bú nhiều lần

– Nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần chỉ cho trẻ ăn lượng thức ăn vừa đủ để làm giảm gánh nặng tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn thức ăn nấu nhuyễn để trẻ ăn dễ hơn.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý với thể trạng của trẻ sẽ giúp nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khi bé bị đau dạ dày

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý với thể trạng của trẻ sẽ giúp nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khi bé bị đau dạ dày

4. Các biện pháp cải thiện triệu chứng khi bé bị đau dạ dày

Bên cạnh việc cho trẻ điều trị với các bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ cũng có thể kết hợp thêm một số biện pháp tại nhà:

– Massage bụng nhẹ nhàng giúp bé dễ chịu hơn

Bố mẹ có thể sử dụng một lượng dầu ấm hoặc dầu ô liu vừa phải để thoa lên vùng bụng quanh rốn của trẻ. Sau đó, đừng quên làm ấm hai lòng bàn tay trước khi massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý không dùng lực mạnh khi massage, nên kiên trì massage cho đến khi bé đỡ đau và thoải mái hơn.

– Chườm ấm để giúp làm dịu các cơn đau

Chườm ấm là biện pháp đẩy lùi cơn đau hiệu quả, bởi nhiệt độ cao sẽ giúp cơn đau giảm dần, mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Nếu bé có dấu hiệu đau tức bụng thì bố mẹ nên sử dụng túi chườm áp lên vùng bụng của bố, cần duy trì thực hiện khoảng từ 1 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 15 đến 20 phút để giúp bé nhanh khỏi.

– Bổ sung nước cho trẻ

Thiếu nước gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động co bóp và chuyển hóa các chất của dạ dày. Chính vì vậy, bố mẹ cần nhắc trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để có thể cân bằng acid bên trong dạ dày. Đồng thời, khi cơn đau xuất hiện, một cốc nước ấm cũng sẽ giúp xoa dịu dạ dày của bé.

Khi bé bị đau dạ dày, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan bởi nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thay vào đó, ngay từ khi phát hiện bé có những triệu chứng đau dạ dày thì bố mẹ nên lựa chọn một cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị cho bé.

Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCi là địa chỉ điều trị các bệnh lý Nhi tin cậy!

Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCi là địa chỉ điều trị các bệnh lý Nhi tin cậy!

Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tiếp nhận và điều trị các bệnh lý về Nhi của trẻ, trong đó có đau dạ dày. Với các bác sĩ đầu ngành có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa, tại đây trẻ sẽ được thăm khám chuẩn xác cũng như được điều trị bằng các phương pháp an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, Hệ thống Y tế Thu Cúc luôn nỗ lực đầu tư vào các trang thiết bị y tế để có thể đáp ứng nhu cầu thăm khám đa dạng ở mọi lứa tuổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital