Bệnh cúm thường gặp với biểu hiện sốt, ho và đau đầu. Đây không phải là bệnh nguy hiểm đối với hầu hết mọi người, tuy nhiên đối với phụ nữ mang bầu bị cúm lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Menu xem nhanh:
1. Mẹ bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Virus cúm khi lây sang mẹ bầu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi:
– Gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt trong vòng 13 tuần đầu. Những dị tật thai có thể xảy ra khi mẹ bị cúm như: hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
– Mẹ bầu khi sốt cao cùng với độc tính của virus sẽ gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.
– Trí não thai nhi dễ bị ảnh hưởng có thể gây ra các rối loạn về tâm thần ở trẻ nếu mẹ bị cảm cúm, sốt trong những tháng đầu của thai kì.
– Một số thuốc trị cúm cũng ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương của bào thai.
Tuy nhiên, không thể khẳng định mẹ bầu bị cảm cúm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mẹ hãy để ý sự thay đổi trong sức khỏe của mình để đi khám sớm nhằm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân mẹ bầu bị cúm thường xuyên
Phụ nữ mang thai có nguy cơ lây nhiễm cúm cao hơn và khi mắc cúm. Lúc này, mẹ bầu bị cảm cúm thường trải qua triệu chứng nặng hơn so với những người khác.
Lý giải nguyên nhân là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, khi mang thai, bạn sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, tăng khả năng bị nhiễm trùng, ho, cảm lạnh và cúm mùa.
Bình thường, một trường hợp cúm kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu bị cảm cúm thì thời gian bệnh có thể kéo dài hơn một vài ngày. Đồng thời, mẹ bầu sẽ có nguy cơ tiềm tàng bị viêm phổi do virus và trở nặng nhanh hơn so với người bình thường.
3. Các biện pháp khắc phục cúm tại nhà cho mẹ bầu
Theo các bác sĩ sản khoa thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị cúm tại nhà. Việc chữa cúm bằng thuốc phải thông qua ý kiến chuyên môn của các bác sĩ sản khoa.
Tuy nhiên, mẹ bầu bị cúm vẫn có thể áp dụng 1 số biện pháp sau để giảm triệu chứng khó chịu tại nhà:
– Nghỉ ngơi: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để cho cơ thể hồi phục.
– Uống đủ nước: Uống nhiều nước giúp làm dịu cơn đau họng và bổ sung các chất đã mất do sốt.
– Súc miệng bằng nước muối ấm: Nếu bạn bị đau họng hoặc ho, súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu cổ họng.
– Ăn uống đầy đủ: Tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn, bạn có thể thử các biện pháp sau:
– Rửa mắt, mũi, súc miệng bằng nước muối, nước muối sẽ làm lỏng dịch nhầy trong mũi để bạn dễ xì mùi, giảm đờm họng, ngạt mũi.
– Hít thở không khí ấm ẩm: Hít thở không khí ấm ẩm giúp làm thông thoáng đường hô hấp; bạn có thể sử dụng máy xông hơi mặt, máy phun sương nóng hoặc tắm nước nóng.
– Súp gà: Súp gà có thể giúp giảm viêm và làm dịu tình trạng nghẹt mũi.
– Mật ong hoặc chanh: Thêm mật ong hoặc chanh vào tách trà ấm (không có cafein) để giảm đau họng.
– Túi chườm ấm: Chườm túi lên vùng cơ bị đau mỏi sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.
Sốt cao có thể gây hại đến sức khỏe của 2 mẹ con. Nếu mẹ bầu bị sốt mà chưa thể đến cơ sở y tế ngay tại thời điểm đó, bạn hãy tham khảo những cách sau đây để giảm sốt:
– Dùng thuốc hạ sốt: Sử dụng thuốc hạ sốt như acetaminophen (Tylenol) là cách an toàn nhất.
– Tắm nước ấm.
– Uống đồ uống mát.
– Tránh đắp chăn kín người, bạn nên có khoảng hở để nhiệt độ cơ thể không tăng quá cao.
Đặc biệt, bầu bị cúm các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời, đảm bảo sức khỏe của thai nhi.
4. Thực phẩm mẹ bầu bị cúm nên ăn
Ngoài việc nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu bị cúm cần bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể. Dưới đây là một số nguồn thực phẩm có thể tham khảo:
– Trái cây giàu vitamin C: Những loại trái cây này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đặc biệt quan trọng cho những người đang bị cúm. Ăn bưởi, cam hoặc ổi,.. là lựa chọn tuyệt vời để mẹ bầu bị cúm hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể khỏe mạnh và làn da sáng hơn.
– Cháo trứng, hành lá, tía tô: Nếu mẹ bầu cảm thấy chán ăn, đắng miệng, một bát cháo trứng với hành lá và tía tô không chỉ dễ tiêu hóa mà còn có tác dụng giải cảm hiệu quả. Hành lá có tác dụng thông khí và giảm cảm giác khó chịu. Tía tô có tính ấm, giúp giảm cảm giác buồn nôn và đau họng, làm cơ thể toát mồ hôi giải độc. Trứng giàu protein và chất dinh dưỡng để cung cấp sức khỏe và chống lại bệnh tật. Sự kết hợp của ba loại thực phẩm này mang lại món ăn ngon miệng và hỗ trợ mẹ nhanh khỏi cảm cúm.
– Rau xanh đậm màu: Rau xanh luôn được khuyến khích, nhất là đối với mẹ bầu bị cúm. Rau xanh đậm màu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và khôi phục nhanh chóng, giúp đánh bại tác nhân gây cúm.
– Tỏi và gừng: Mặc dù nhiều bà bầu không ưa mùi của tỏi, nhưng nếu bị cúm, bạn nên bổ sung gừng và tỏi để hỗ trợ việc khỏi bệnh. Tỏi chứa các chất kháng vi khuẩn, chống virus và chống viêm nhiễm. Mẹ bầu bị cảm cúm có thể ăn tỏi sống, nghiền nước uống hoặc tận dụng tinh dầu tỏi để xông hơi, giúp đẩy lùi virus ra khỏi cơ thể.
Có thể nói, bầu bị cúm hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, thậm chí là dị tật thai. Vì thế mẹ bầu nên hết sức cẩn trọng phòng ngừa cúm. Nếu phát hiện bị cúm, bạn nên thông báo với gia đình để được chăm sóc sức khỏe và đưa đi khám càng sớm càng tốt.
Một khuyến cáo từ bác sĩ sản khoa tại Thu Cúc TCI, mẹ bầu bị cảm cúm không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Việc dùng thuốc tự ý có thể là nguyên nhân dẫn đến dị tật thai, biến chứng thai kì không mong muốn.
Để được tư vấn về chăm sóc sức khỏe thai kì, thai sản trọn gói tại Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin liên hệ của bạn để chúng tôi hỗ trợ trong thời gian sớm.