Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của trẻ khi ở trong bụng mẹ. Từ đó, có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.
Menu xem nhanh:
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là gì?
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi được đưa ra để bác sĩ cùng mẹ bầu có thể theo dõi một cách chính xác nhất sự phát triển của thai nhi về cân nặng, kích thước qua từng tuần tuổi.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
Tuổi thai (tuần) | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1,6 cm | 1 gam |
Tuần thứ 9 | 2,3 cm | 2 gam |
Tuần thứ 10 | 3,1 cm | 4 gam |
Tuần thứ 11 | 4,1 cm | 7 gam |
Tuần thứ 12 | 5,4 cm | 14 gam |
Tuần thứ 13 | 7,4 cm | 23 gam |
Tuần thứ 14 | 8,7 cm | 43 gam |
Tuần thứ 15 | 10,1 cm | 70 gam |
Tuần thứ 16 | 11,6 cm | 100 gam |
Tuần thứ 17 | 13,0 cm | 140 gam |
Tuần thứ 18 | 14,2 cm | 190 gam |
Tuần thứ 19 | 15,3 cm | 240 gam |
Tuần thứ 20 | 16,4 cm | 300 gam |
Tuần thứ 21 | 25,6 cm | 360 gam |
Tuần thứ 22 | 27,8 cm | 430 gam |
Tuần thứ 23 | 28,9 cm | 501 gam |
Tuần thứ 24 | 30,0 cm | 600 gam |
Tuần thứ 25 | 34,6 cm | 660 gam |
Tuần thứ 26 | 35,6 cm | 760 gam |
Tuần thứ 27 | 36,6 cm | 875 gam |
Tuần thứ 28 | 37,6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 29 | 38,6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 30 | 39,9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 31 | 41,1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 32 | 42,4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 33 | 43,7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 34 | 45,0 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 35 | 46,2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 36 | 47,4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 37 | 48,6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 38 | 49,8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 39 | 50,7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 40 | 51,2 cm | 3462 gam |
Trong đó, các chỉ số này được đưa ra theo từng tuần thai bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì. Sau khi thăm khám, bằng việc so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Trong mỗi lần thăm khám, mẹ bầu có thể trao đổi về tình hình cân nặng của thai nhi với bác sĩ để có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về sự phát triển của con mình.
Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi
Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi trong suốt thai kì, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:
- Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc. Điều này đồng nghĩa với việc, cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.
- Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đừng, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác.
- Chỉ số cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.
- Thứ tự sinh con. Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ nhẹ cân hơn con đầu.
- Số lượng thai. Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.
Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi
Sau khi thăm khám và thấy cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
- Cân nặng của thai nhi chịu ảnh hưởng lớn từ cân nặng và sức khỏe của mẹ bầu
- Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, nhất là những tháng cuối của thai kì, rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi thai.
- Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3 cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì… ngay từ trong bụng mẹ.
- Nếu thai nhi phát triển với các chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi theo tuần, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khác, để bác sĩ xác định nguyên nhân. Mẹ bầu sẽ cần có những thay đổi phù hợp để cải thiện cân nặng của thai nhi.
- Nếu thai nhi quá nhẹ cân, có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này…
Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi thường có sự liên quan mật thiết với sức khỏe và cân nặng của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi, đối chiếu với bảng cân nặng thai nhi theo tuần để có những thay đổi trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho phù hợp.
Mẹ bầu cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn
Để thai nhi phát triển theo đúng chuẩn của bảng cân nặng thai nhi, mẹ bầu cần thực hiện những điều dưới đây:
- Mẹ bầu không cần ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.
- Cần kiểm soát cân nặng, không nên để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, mẹ bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 -12kg.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
- Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
- Mẹ bầu cần thăm khám thai định kì để có đánh giá về tình hình phát triển của thai nhi một cách tổng quan và chính xác nhất
Trên đây là bảng theo dõi cân nặng thai nhi mà mẹ bầu có thể dùng để tham khảo. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng và áp lực nếu sự phát triển cân nặng thai nhi theo tuần có sự chênh lệch so với bảng theo dõi là không đáng kể, bởi mỗi phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà cân nặng của mỗi thai nhi sẽ có sự khác biệt.
Khi có những dấu hiệu bất thường trong thai kì hoặc nghi ngờ sự phát triển của con mình không được như mong đợi, mẹ bầu cần tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và được bác sĩ tư vấn cách xử trí phù hợp.
Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.