Tỷ lệ mắc bệnh máu nhiễm mỡ tại Việt Nam ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Trong đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh. Giải đáp từ phía bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ giúp bạn nhận biết người bị bệnh máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Thống kê năm 2014 của Viện dinh dưỡng cho thấy, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị bệnh mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid), trong đó, tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Nếu như trước đây, rối loạn mỡ máu chỉ xuất hiện ở người bệnh trên 60 tuổi, thì hiện nay tỷ lệ người bệnh trên 20 tuổi mắc căn bệnh này đã tăng lên đáng kể.
Menu xem nhanh:
Máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì để bệnh không nặng thêm?
Với câu hỏi “bị máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì?” mà nhiều người thường thắc mắc, Đại tá, PGS.TS, BSCK II Nội chung, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc giải đáp:
“Muốn điều trị rối loạn mỡ máu thì đầu tiên là phải giảm chế độ ăn liên quan đến lipid, mỡ động vật và tinh bột. Tùy theo điều kiện và sức khỏe, mỗi người có thể điều chỉnh khẩu phần ăn cho riêng mình theo một lộ trình từ từ, cũng không nên ép quá nhanh để đảm bảo sức khỏe. Có người lại hơi thái quá, nhịn ăn liên tục dẫn đến một thái cực khác cũng rất nguy hiểm.”
Theo đó, người bệnh đang điều trị bệnh rối loạn mỡ máu nên tuân thủ theo một số lưu ý sau trong khẩu phần ăn hàng ngày:
- Những thực phẩm cần tránh ăn khi điều trị rối loạn mỡ máu
✓ Giảm chất béo trong khẩu phần ăn, đặc biệt là chất béo no có trong mỡ, bơ, nước luộc thịt
✓ Kiêng ăn nội tạng động vật và hạn chế nạp quá nhiều thịt đỏ
✓ Hạn chế ăn các món được chế biến theo phương thức chiên xào, có chứa nhiều dầu mỡ
✓ Kiêng ăn các loại thực phẩm có đường như kem, bơ, bánh ngọt, nước ngọt,…
✓ Không nên ăn quá 2 quả trứng/ ngày do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol
✓ Giảm lượng muối xuống dưới 5g/ ngày
✓ Người bị mỡ máu cao nên hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn
✓ Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá
✓ Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như bánh ngọt, bánh nướng, pizza, khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt,…
✓ Hạn chế đồ ăn vặt mặn, béo và có đường
Vậy người bị máu nhiễm mỡ cần kiêng ăn trong bao lâu?
Thật khó để trả lời chính xác thời gian cần ăn kiêng bởi sự khác nhau ở cơ địa của mỗi người bệnh. Theo đó, bạn cần thường xuyên đi kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/ lần để bác sĩ kịp thời theo dõi tình trạng bệnh và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với từng người.
- Thăm khám đinh kỳ sẽ giúp bạn trả lời chính xác thời gian cần kiêng ăn trong quá trình điều trị mỡ máu cao
Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?
Bên cạnh việc hạn chế các loại thực phẩm trên, người bệnh nên bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm sau để đảm bảo sức khỏe:
✽ Chất xơ và vitamin có trong rau củ, trái cây, bột yến mạch nhằm loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Rau xanh, giá đỗ, táo, nấm hương, hành tây, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… đều thích hợp với người bị tăng mỡ máu.
✽ Một số loại axit béo như omega-3, omega-6 có trong cá, dầu lạc, dầu ô liu,…
✽ Thay thế bằng các loại thịt trắng như: gà, vịt, ngan chứa hàm lượng cholesterol thấp
✽ Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể để tăng cường bài tiết, giúp các chất độc hại được loại bỏ ra khỏi cơ thể
- Bổ sung chất xơ và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng
Để biết chính xác mức độ máu nhiễm mỡ cũng như cách ăn kiêng hiệu quả, đừng ngại ngần tham khảo tư vấn của bác sĩ để xây dựng lộ trình ăn kineg khoa học, hiệu quả, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý tới chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và duy trì thói quen thăm khám định kỳ 3 – tháng/ lần nhằm:
- Kiểm tra chỉ số Cholesterol và Triglyceride định kỳ
- Kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để tránh trường hợp bệnh nặng thêm
- Bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ kiểm soát định lượng lipid máu
- Nâng cao hiệu quả điều trị và tránh tình trạng bệnh tái phát trở lại
- Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị bệnh trong trường hợp bệnh nặng
Theo Hội tim mạch Việt Nam, người có Cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2-3 lần so với người bình thường và là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh mạn tính đe dọa sức khỏe như: Bệnh tim mạch, đột quỵ não, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, và ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở cả nam và nữ. Có thể nói rằng, bệnh rối loạn mỡ máu là “cửa ngõ” của nhiều loại bệnh nguy hiểm, chính vì thế việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết đối với những người có tiền sử bệnh tăng mỡ máu.
- Bệnh viện Thu Cúc tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của hàng triệu gia đình
Tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã xây dựng đa dạng gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng người bệnh. Với hệ thống xét nghiệm tự động hiện đại, Thu Cúc trở thành một trong những điểm tựa sức khỏe tin cậy của hàng triệu gia đình – không chỉ ở Thủ đô mà còn đến từ nhiều tỉnh thành lân cận.