Những ngày Tết bận rộn khiến các mẹ quên mất chế độ ăn uống lành mạnh mà bản thân đã duy trì từ khi có bầu. Vậy bà bầu ăn gì ngày Tết để không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con? Theo dõi những chia sẻ dưới đây để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho những ngày Tết sắp tới nhé.
Menu xem nhanh:
Nói “không” với một số loại thực phẩm
Thật khó để có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết nhưng sức khỏe của mẹ và bé vẫn là quan trọng hơn cả. Vậy nên mẹ hãy cố gắng không sử dụng những thực phẩm hay các chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé.
- Rượu bia, cafe là những thứ phải nói “không” đầu tiên. Rượu có thể gây sảy thai, ngộ độc rất nguy hiểm.
- Nem chua hay những món được được chế biến từ thịt sống và không qua bất cứ một công đoạn xử lý nào cũng là những món ăn mẹ cần phải kiêng. Lý do là bởi những món này dễ khiến mẹ bị nhiễm khuẩn Ecoli dẫn đến tiêu chảy.
- Thức ăn xông khói, nướng: Cách chế biến này thường dùng gỗ, than làm chất đốt khi đó sẽ phát tán ra một loại chất độc có thể làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Vậy nên tốt nhất là mẹ không nên ăn những thực phẩm này.
- Thực phẩm chế biến sẵn và các món chiên rán: Đây là những đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm gia tăng chứng ốm nghén, nôn ói ở các mẹ bầu.
- Mẹ bầu cũng cần phải lưu ý không nên ăn quá nhiều độ ngọt, socola, trái cây sấy hay thịt hộp. Những thực phẩm này đều không tốt cho mẹ bầu và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến bé yêu.
Những món ngon ngày Tết cần chú ý khi ăn
Tết thường có những món ăn truyền thống ít xuất hiện ở ngày thường. Do vậy mọi người thường ăn “thả cửa” những món ăn này và các mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên các mẹ cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Bánh chưng: Trong bánh chưng chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao do được làm từ gạo nếp và thịt mỡ. Mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải để tránh bị đầy hơi, khó tiêu. Những mẹ bầu bị béo phì hay cao huyết áp thì tốt nhất nên kiêng ăn bánh trứng.
- Dưa hành: Nếu mẹ bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên ăn món ăn này. Bản chất của món ăn này chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và khiến bệnh có diễn biến xấu hơn.
- Lấu: Đây cũng là món ăn được rất nhiều gia đình lựa chọn trong dịp Tết, tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế ăn lầu vì món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Việc ăn lầu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột, nhất là những món lẩu có vị cay.
- Mứt: Các mẹ chỉ nên ăn những loại mứt có độ ngọt vừa phải như mứt cà rốt, mứt gừng … và ăn có “điểm dừng” để không ảnh hướng đến chỉ số đường huyết.
Đề phòng bị rối loạn tiêu hóa
Những bữa ăn thịnh soạn ngày Tết thường hay chứa nhiều chất đạm, đường, chất béo và ít chất xơ nên dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, thậm chí táo bón. Vậy nên mẹ hãy chú ý đến khẩu phần ăn từng bữa và nên bổ sung thêm nhiều chất xơ, hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đường… để tránh bị tăng cân quá nhiều.
Bổ sung hoa quả và các loại hạt
Thay vì bị hấp dẫn với những món ăn không tốt cho sức khỏe, các mẹ bầu nên tận dụng cơ hội để bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại hoa quả có sẵn. Ví dụ như các loại trái cây màu xanh, màu vàng sẽ giúp cung cấp vitamin A. Các loại trái cây như cam, chuối, dừa sẽ giúp cung cấp axit folic.
Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung các món ăn vặt, các loại hạt như hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương… Những loại hạt này giàu axit béo, vitamin, chất đạm và chất khoáng… rất tốt cho cơ thể.
Hãy xây dựng những thực đơn “dự phòng”
Dịp Tết đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hàng ngày. Vậy nên, để đảm bảo đúng “quy trình” ăn uống thì mẹ bầu hãy có sự “sự phòng” để ứng phó với những thay đổi. Mẹ có thể chuẩn bị sẵn một ít trái cây, bánh hoặc sữa để chế ngự cơn đói cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.
Bà bầu ăn gì ngày Tết cùng với những lưu ý đã chia sẻ trên đây có thể giúp các mẹ xây dựng được một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh trong những ngày đầu năm mới. Nếu các mẹ vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc qua tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn.
Tin liên quan
- Cách chọn mua áo ngực cho bà bầu
- Nghén chua và cách chữa nghén cho bà bầu
- Bị Cúm ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi tháng 4-5-6-7-8 như thế nào