Bỗng dưng bạn dễ cáu gắt một cách bất thường, mất hứng thú và tuyệt vọng với chính mình và mọi thứ xung quanh,…rất có thể đó là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm mà bạn không biết.
Dưới đây là những dấy hiệu bệnh trầm cảm mà bạn không nên bỏ qua:
Menu xem nhanh:
Nóng giận và khó chịu
Khi ai đó trầm cảm, họ sẽ dễ cáu giận và khó chịu trong người, thậm chí tỏ ra bạo lực hơn. Những hành vi này góp phần làm bệnh trầm cảm thêm nặng nề.
Theo các chuyên gia, nếu có lúc nào đó bạn đột nhiên muốn gây hấn hay thù địch với bất kỳ ai một cách khác thường, hãy bình tĩnh thảo luận về những xung đột đó với người khác để tìm ra cách giải quyết ổn thỏa, tránh nguy cơ khiến tình hình trở nên xấu hơn.
Hay tự trách mình
Với những người mắc trầm cảm, sự phê bình nội tâm có sức ảnh hưởng ghê gớm, thậm chí hủy hoại tâm trạng của họ. Việc tự trách bản thân quá mức có thể là dấu mạnh mẽ của trầm cảm.
Theo Moe Gelbart, nhà tâm lý học tại California (Mỹ), việc ai đó thường xuyên nói câu: “Lẽ ra tôi nên làm thế này, thế kia… ” chính là dấu hiệu phổ biến của sự tự phán xét. Nếu bạn gặp phải tình trạng này nên sớm thay đổi cách nói chuyện, sao cho có tính tích cực hơn.
Tuyệt vọng
Theo các chuyên gia tâm lý, một trong những dấu hiệu trầm cảm chính là cảm giác tuyệt vọng. Cảm giác này có thể khiến ngươìbệnh không cmuốn tìm cách điều trị chứng trầm cảm của họ. Một số chuyên gia tin rằng sự tuyệt vọng có thể góp phần làm nặng hơn bệnh trầm cảm. Ở những người mắc trầm cảm, sự tuyệt vọng này lớn lên theo thời gian thông qua những thất bại trong quá khứ.
Mất hứng thú
Mất hứng thú với những cuộc họp kéo dài cả 3 tiếng đồng hồ là chuyện dễ hiểu, tuy nhiên với trầm cảm, người ta có thể mất hứng ngay cả với những thứ họ vốn rất thích, như chơi thể thao, xem phim hay tụ tập bạn bè. Điều không may là sự mất hứng thú này có thể khiến trầm trọng thêm cảm giác bị cô lập, dẫn đến chứng trầm cảm nặng hơn.
Thay đổi rõ rệt cân nặng
Khi bị trầm cảm, một số người không còn muốn ăn uống gì nữa, vì họ không hứng thú với chuyện đó. Nhưng cũng có số khác lại thích ăn uống nhiều hơn để cải thiện tâm trạng, dù là vô thức hay có ý thức. Nghiên cứu từng công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition chứng minh rằng, việc ăn các thực phẩm giàu carbohydrate có thể đẩy nhanh tạm thời quá trình tổng hợp hormone hạnh phúc serotonin trong não.
Nếu bạn phát hiện mình tăng hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng thì nên sớm gặp bác sĩ để thăm khám.
Thay đổi thói quen ngủ
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience năm 2008, khoảng 3/4 người mắc bệnh trầm cảm bị mất ngủ. “Sự sợ hãi, lo lắng và suy tư liên tục sẽ dẫn đến việc khó ngủ hoặc mất ngủ”.
Nếu mất ngủ kéo dài sẽ càng làm chứng trầm cảm thêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có 40% người trẻ tuổi mắc trầm cảm (hầu hết là phụ nữ) ngủ rất nhiều khi trầm cảm.
Mệt mỏi
Cơ thể của người mắc trầm cảm hoạt động như thể đang bị căng thẳng liên tục, có thể dẫn đến viêm, khiến cơ thể mệt mỏi. Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm đều than phiền rằng họ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Họ lại mắc thêm chứng rối loại giấc ngủ, càng khiến cảm giác mệt mỏi này trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp, sự mệt mỏi này thể hiện qua việc nói lắp; đồng thời các hoạt động như việc đi lại và cử chỉ chậm hơn bình thường.
Những cơn đau nhức
Thông thường những người mắc trầm cảm không chỉ than phiền về chứng… trầm cảm mà họ còn liên tục than đau nhức lưng, khớp hay rối loạn dạ dày.
Người trầm cảm thường có xu hướng tập trung vào yếu tố tiêu cực, họ cũng đặc biệt chú ý đến những cơn đau và vô tình khiến nó trở nên khuếch đại.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị trầm cảm hiệu quả.