7 Điều cần biết để phòng và điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Thủy đậu, còn được gọi với tên khác là bệnh trái ra, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em. Việc hiểu về bệnh thủy đậu: nguyên nhân, triệu chứng, cách thức lây nhiễm… sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức phòng và điều trị bệnh cho bé hiệu quả hơn.

1. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh

1.1. Vì sao trẻ bị mắc bệnh thủy đậu?

7 điều cần biết để phòng và điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ hiệu quả-1

Nguyên nhân của bệnh là do thủ phạm có tên virus Varicella Zoster gây ra

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng gây phát ban trên da. Căn nguyên của bệnh là do thủ phạm có tên virus Varicella Zoster gây nên.

Một trẻ khỏe mạnh bình thường có thể dễ dàng bị lây bệnh nếu có tiếp xúc với dịch tiết hoặc giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi hay nói chuyện. Cụ thể hơn, trẻ em có thể bị lây nhiễm bệnh trái rạ qua 2 con đường:

– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Khi đứng gần trong lúc người bệnh ho hay hắt hơi, trẻ có thể đã tiếp xúc với giọt bắn chứa virus Varicella Zoster và bị lây nhiễm bệnh. Trường hợp trẻ chạm vào hay có tiếp xúc với dịch từ nốt thủy đậu (nốt rạ) của người bệnh thì cũng có thể bị lây bệnh.

– Tiếp xúc gián tiếp với người đã mắc bệnh trái rạ: Trường hợp này xảy ra khi trẻ không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhưng lại tiếp xúc với người bề mặt dính giọt bắn hay dịch từ nốt mụn nước chứa virus của người bệnh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy virus Varicella Zoster có thể tồn tại đến vài ngày ở trong không khí, dễ bị chết khi tiếp xúc với thuốc sát khuẩn thông thường. Do đó, virus Varicella Zoster khi bị phát tán ra bên ngoài sẽ mang theo khả năng lây truyền bệnh rất cao.

1.2. Triệu chứng nhận biết khi trẻ bị mắc bệnh thủy đậu

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ sẽ dần xuất hiện theo các giai đoạn của bệnh. Càng ở các giai đoạn sau, triệu chứng bệnh càng rõ ràng.

– Giai đoạn ủ bệnh trái rạ: Hầu hết trẻ mắc bệnh trái rạ ở giai đoạn này không xuất hiện dấu hiệu nào bất thường.

– Giai đoạn khởi phát: Trẻ mắc trái rạ ở giai đoạn này sẽ bắt đầu nảy sinh những bất thường về sức khỏe: cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó chịu, sốt nhẹ… Vào cuối giai đoạn khởi phát, trẻ mắc trái rạ sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ trên da. Nếu tinh ý quan sát, nhiều phụ huynh có thể phát hiện bệnh của con ở giai đoạn này.

– Giai đoạn toàn phát: Các nốt ban đỏ trên người trẻ mắc trái rạ sẽ mọc nhiều, lan khắp cơ thể và nhanh chóng phát triển thành những nốt mụn nước. Trẻ cảm thấy mệt mỏi hơn và ngứa nhiều vì các nốt mụn nước.

– Giai đoạn hồi phục: Các nốt mụn nước của trẻ vỡ ra, dần khô lại, bong vảy và khỏi bệnh.

Thực tế, trẻ mắc bệnh thủy đậu cần được bố mẹ phát hiện sớm, từ giai đoạn khởi phát để bé được hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Giai đoạn toàn phát và hồi phục phục là 2 giai đoạn khiến trẻ mệt mỏi nhiều, ngứa nhiều, dễ nảy sinh hành động gãi làm trầy xước hay vỡ nốt rạ. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh ở 2 giai đoạn này.

3. Những biến chứng nguy hiểm trẻ mắc bệnh trái rạ có thể gặp phải

Trẻ mắc thủy đậu nếu không được chăm sóc tốt, đặc biệt nếu để bé gãi hay va chạm gây vỡ nốt rạ, thì nguy cơ biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra:

– Biến chứng gây nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát;

– Biến chứng viêm thận, viêm cầu thận cấp;

– Biến chứng viêm não, màng não;

– Biến chứng viêm khớp tràn dịch;

– Biến chứng gây hội chứng liệt Landry. Đây là biến chứng rất ít ở trẻ mắc trái rạ. Thế nhưng nếu biến chứng này xảy ra thì có thể dẫn tới nguy kịch cho tính mạng trẻ.

4. Cách điều trị bệnh trái rạ cho bé hiệu quả, đảm bảo an toàn

7 điều cần biết để phòng và điều trị bệnh trái rạ ở trẻ

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ xác định bệnh

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi mắc thủy đậu, cách tốt nhất phụ huynh nên đưa con tới khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định bệnh. Cùng với đó, bác sĩ sẽ tư vấn tới bố mẹ cách chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu cho con hiệu quả, đảm bảo an toàn.

Hầu hết trường hợp trẻ mắc thủy đậu không có nguy cơ diễn tiến nặng đều sẽ được điều trị bệnh tại nhà. Tùy từng thể trạng, tình trạng bệnh của bé, bác sĩ sẽ kê thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp: thuốc hạ sốt nếu bé bị sốt, thuốc kháng virus, vitamin để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh mau hồi phục…

Ở giai đoạn hồi phục, khi các nốt rạ của trẻ vỡ ra, bố mẹ bôi lên dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 để ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.

Lưu ý rằng, trẻ mắc trái rạ tuyệt đối không được hạ sốt bằng Aspirin. Lý do là vì thuốc này có thể gây hội chứng Reye, tổn thương tới gan và não của bé.

5. Một số thực phẩm trẻ mắc bệnh trái rạ nên kiêng để bệnh chóng khỏi

7 điều cần biết để phòng và điều trị bệnh trái rạ ở trẻ hiệu quả-3

Trẻ mắc thủy đậu nên tạm kiêng hải sản

Khi bị trái rạ, trẻ không nên ăn các loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây kích ứng cơ thể: đồ ăn chiên xào, đồ nếp, các chế phẩm từ sữa, đồ cay nóng, thịt dê, da gà, ngan, ngỗng, hải sản…

Thực tế, dù không gây kích ứng thì các sản phẩm kể trên cũng sẽ làm cản trở quá trình hồi phục da của trẻ. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên tạm thời cho bé kiêng các thực phẩm này.

6. Trẻ hết bệnh trái rạ thì có thể bị tái lại hay không?

Từ trước đến nay, rất hiếm có trường hợp 1 người bị mắc bệnh trái rạ 2 lần. Tuy nhiên, chưa có một dẫn chứng khoa học nào khẳng định trẻ chỉ có thể bị trái rạ 1 lần trong đời. Vậy nên nguy cơ bị mắc bệnh lần 2 vẫn có thể xảy ra. Tốt nhất, phụ huynh nên nâng cao các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

7. Các cách phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ em

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

– Xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước và sau mỗi bữa ăn, mỗi khi từ ngoài về nhà;

– Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thoáng mát và sạch sẽ;

– Bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để bé có sức khỏe, sức đề kháng tốt nhất chống lại các tác nhân gây bệnh;

– Cho trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Trên đây bài biết đã tổng hợp đến Quý phụ huynh 7 điều cần biết để phòng và điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang đến các phụ huynh nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital