5 phương pháp điều trị viêm tá tràng hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Tá tràng có vị trí nằm ở phần đầu của ruột non. Đây là bộ phận không thể thiếu trong hệ tiêu hóa có vai trò hỗ quá trình hấp thụ thức ăn. Khi niêm mạc tá tràng bị tổn thương sẽ xuất hiện vết loét gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

1. Viêm tá tràng là bệnh gì?

Tá tràng nằm ngay phía dưới của dạ dày vì vậy khi một trong 2 bộ phận này có vấn đề sẽ ảnh hưởng tới bộ phận còn lại. Niêm mạc tá tràng được phủ bởi một lớp nhầy trên toàn bộ bề mặt. Lớp bảo vệ này ngăn không cho acid thấm trực tiếp vào niêm mạc. Khi lớp nhầy bị mất cân bằng và không ngăn cản được acid đi vào dạ dày sẽ gây viêm nhiễm.

Bệnh có hai thể là:

– Viêm cấp tính: Các cơn đau xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn

– Viêm tá tràng mạn tính: Các dấu hiệu xuất hiện từ từ, kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm

Bệnh có xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Phần lớn những người vị viêm tá tràng đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng.

Viêm tá tràng là bệnh lý khá phổ biến

Viêm tá tràng là bệnh lý khá phổ biến

2. Tá tràng bị viêm thường do nguyên nhân nào?

Hệ tiêu hóa nói chung và tá tràng nói riêng rất dễ bị thương tổn. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

2.1 Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ở tá tràng là do vi khuẩn tên là Helicobacter pylori (viết tắt là HP) gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và thường trú ngụ trong lớp nhầy tại dạ dày. Chúng dễ thích nghi trong môi trường acid vì thế rất khó bị tiêu diệt. Vi khuẩn sẽ sinh sôi và tiết ra độc tố gây viêm tá tràng.

2.2 Thuốc kháng viêm, giảm đau

Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như: naproxen, ibuprofen, aspirin (NSAIDs),…nếu dùng trong thời gian dài sẽ có ảnh hưởng không tốt tới dạ dày tá tràng. Thuốc có tác dụng phụ làm phá vỡ rào cản bảo vệ niêm mạc. Theo nghiên cứu, khoảng 30% người sử dụng NSAIDs gặp vấn đề về dạ dày. Vấn đề này càng dễ xảy ra với những người đã từng bị loét dạ dày tá tràng, những người cao tuổi.

2.3 Thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe

– Rượu gây kích thích dạ dày khiến chúng phải hoạt động nhiều dẫn tới suy giảm chức năng

– Thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh về dạ dày tá tràng gấp đôi những người không hút thuốc. Trong thuốc lá có tới hơn 200 chất độc hại cho cơ thể, đặc biệt là nicotine. Hút thuốc lá tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể.

– Nhiều người thường có thói quen ăn uống thất thường: Bỏ bữa, ăn đêm, ăn quá no, quá đói sẽ ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa.

– Ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, cay nóng cũng làm kích thích dạ dày gây viêm loét

2.4 Các lý do khác gây viêm tá tràng

Bệnh Crohn: Bệnh lý này có thể gây viêm nhiễm các bộ phận của hệ tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp như: Đau bụng, táo bón xen kẽ tiêu chảy

– Các bệnh liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể

– Nhiễm virus HIV, Herpes, Epstein-Barr,…

– Gặp các chấn thương đến liên quan tới dạ dày, ruột non

– Ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật lớn hoặc điều trị ung thư dễ khiến cơ thể suy nhược

– Nhiễm các chất độc hại

– Di truyền

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh về hệ tiêu hóa

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh về hệ tiêu hóa

3. Dấu hiệu nhận biết tá tràng có vấn đề

Các triệu chứng khi bị viêm tá tràng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đôi lúc các triệu chứng thường dễ dàng bị qua. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng bạn cần lưu ý.

– Thường có cảm giác nôn nao, buồn nôn và nôn

– Đau bụng vùng thượng vị. Cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc sau bữa ăn 2-3 tiếng.

– Chướng bụng, khó tiêu do hệ tiêu hóa hoạt động không tốt

– Ợ hơi, ợ chua, ợ rát khó chịu vùng ngực

Nếu thấy nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen, đỏ là dấu hiệu xuất huyết trong hệ tiêu hóa bạn cần tới gặp bác sĩ ngay. Bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Ợ hơi, ợ chua là những dấu hiệu ban đầu của bệnh lý

Ợ hơi, ợ chua là những dấu hiệu ban đầu của bệnh lý

4. Điều trị viêm loét tá tràng từ các nguyên nhân

Viêm tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy cách điều trị bệnh từ nguyên nhân là cách hiệu quả nhất. Muốn đẩy lùi bệnh tá tràng bạn cần thực hiện theo những điều dưới đây.

4.1 Thay đổi lối sống sinh hoạt

Có nhiều thói quen trong sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa. Khi thấy có các dấu hiệu viêm tá tràng bạn cần thay đổi:

– Ngủ đủ giấc, nên dậy sớm và không nên thức khuya

– Tập thể dục hàng ngày với các bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe

– Cân đối thời gian làm việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi

– Luôn có thói quen rửa tay cùng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn

4.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm cũng như  chế độ ăn uống hàng ngày có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới hệ tiêu hóa của bạn.

4.2.1 Viêm tá tràng nên ăn những thực phẩm gì?

Bệnh nhân bên tăng cường ăn các thực phẩm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

– Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ vô cùng quan trọng giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Các chất này giúp giảm acid dịch vị, ngăn khó tiêu và giảm sự tiến triển của các vết loét. Các loại rau nên bổ sung như: Súp lơ, rau chân vịt, các loại rau họ nhà cải,…

– Nhóm thực phẩm giàu protein: Các loại protein ít chất béo, dễ tiêu hóa là nguồn nguyên liệu tốt và cần thiết để tái tạo niêm mạc. Thịt từ cá, gà và các loại sữa tách béo, sữa chua là nguồn protein vàng cho bạn.

– Nhóm thực phẩm chứa tinh bột: Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó nhóm chất này còn giúp giảm nồng độ acid trong dạ dày giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên các  loại thực phẩm như khoai lang, khoai tây nên hạn chế do quá nhiều tinh bột.

– Thực phẩm giàu flavonoid: Các chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm sẽ thúc đẩy khôi phục làm lành niêm mạc. Chất này thường có trong: Trà xanh, việt quất, anh đào,…

Lưu ý: Người bệnh nên ăn các thức ăn được chế biến theo cách hầm nhừ, thức ăn dạng lỏng và mềm.

Rau củ rất cần thiết bổ sung cho cơ thể

Rau củ rất cần thiết bổ sung cho cơ thể

4.2.2 Thực phẩm cần hạn chế

– Tránh xa đồ uống có cồn, có ga và chất kích thích

– Không hút thuốc lá

– Hạn chế ăn thức ăn cay nóng như: Hạt tiêu, ớt, mù tạt sẽ làm các vết loét lan rộng

– Không nên ăn đồ sống vì đây có thể là nguồn lây vi khuẩn

– Hạn chế thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán

– Những loại thực phẩm có acid cyanhydric: Măng tươi, su su, sắn tươi sẽ gây rối loạn tiêu hóa

– Tránh các loại nấm có chứa  amatina phalloides chưa phân hủy. Chúng có loại độc tố khiến các vết loét lan rộng hơn.

4.3 Loại bỏ stress khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Có thể bạn chưa biết, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh. Lý do vì hoạt động của hệ tiêu hóa được chỉ huy bởi hệ thống thần kinh ruột, có liên hệ với thần kinh trung ương. Khi cơ thể căng thẳng, hệ thần kinh trung ương phải chiến đấu khiến giảm hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng tiết acid khiến cơ thể dễ viêm nhiễm.

Vì vậy để điều trị viêm tá tràng bạn nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

4.4 Thuốc Tây y điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc Tây y là phương pháp điều trị bệnh được sử dụng rộng rãi nhất. Các loại thuốc thường dùng như

4.4.1 Nhóm thuốc hạn chế tác động của quá trình phá huỷ

– Thuốc giúp ức chế bơm proton

– Thuốc ức chế thụ thể Histamin H2 : Giúp giảm đau, giảm tiết acid dịch vụ

– Nhóm thuốc trung hòa acid: Tăng PH dạ dày, ức chế hoạt động của men tiêu hóa pepsin, tăng cường tác dụng của lớp nhầy mucin

4.4.2 Thuốc nâng cao bảo vệ niêm mạc

Thuốc tăng bảo vệ niêm mạc gồm có 2 loại: Nhóm hợp chất Bismuth và nhóm Sucralfat. Thuốc có tác dụng làm tăng pH trong dạ dày và tạo lớp hàng rào bảo vệ dạ dày tá tràng.

4.4.3 Các loại kháng sinh diệt vi khuẩn HP

Để tiêu diệt vi khuẩn HP cần sử dụng tới các loại thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp các loại thuốc để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Hai phác đồ kết hợp thuốc thường được sử dụng là:

– Phác đồ 3 thuốc: 1 PPI + 2 kháng sinh. Liều dùng trong khoảng 10 tới 14 ngày

– Phác đồ 4 thuốc: 1 Bismuth + 1 PPI + 2 kháng sinh ( phác đồ này thường được sử dụng thay thế khi phác đồ 3 thuốc không có tác dụng)

Trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh có thể điều trị vi khuẩn HP, tuy nhiên bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà cần có đơn thuốc của bác sĩ.

4.5 Thuốc đông y

Từ xa xưa, khi thuốc Tây y chưa phổ biến như hiện nay thì cha ông ta thường sử dụng các loại dược liệu tự nhiên để điều trị bệnh về dạ dày.

4.5.1 Nghệ vàng

Khi nghe đến bệnh dạ dày tá tràng mọi người sẽ nghĩ ngay tới củ nghệ. Nghệ có tính ôn quy kinh can và tỵ, vị cay đắng. Trong củ nghệ có chứa curcumin giúp cho vết thương mau lành. Bên cạnh đó ngghệ còn có nhiều vitamin, khoáng chất, tinh dầu,…rất tốt cho sức khỏe. Có nhiều cách chế biến nghệ thành bài thuốc chữa viêm tá tràng như: Tinh bột nghệ mật ong, nghệ tươi ngâm mật ong,…Dưới đây là bài thuốc từ nghệ mang lại hiệu quả cao.

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Củ nghệ tươi: 10 củ

– Chuối xanh: 5 quả

– Sắn dây: 5 củ cỡ vừa

Cách thực hiện:

– Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, thái lát rồi mang phơi khô

– Xay nghệ thành bột mịn và để lọ thủy tinh bảo quản

– Sắn dây làm sạch vỏ, mang đi nghiền, lọc rồi phơi khô thành bột. Sau khi phơi sắn xong thì bảo quản trong lọ kín

– Chuối xanh làm sạch vỏ, thái lát, phơi khô, nghiền thành bột rồi cho vào lọ kín

Cách sử dụng:

– Mỗi lần dùng: 2 thìa cafe bột nghệ + 2 thìa cafe bột chuối chát + 1 thìa cafe bột sắn hòa tan cùng 100ml nước ấm

– Uống 2 lần/ ngày vào bữa trưa và tối sau khi ăn 30 phút

– Duy trì sử dụng trong ít nhất hai tháng để mang lại hiệu quả

Lưu ý:

– Bài thuốc này không sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nghiệt, bị rong kinh và phụ nữ mang thai

– Nghệ mật ong tuy tốt nhưng nên sử dụng lượng vừa phải để tránh cho dạ dày phải hoạt động quá nhiều

Nghệ là vị cứu tinh chuyên chữa lành các tổn thương

Nghệ là vị cứu tinh chuyên chữa lành các tổn thương

4.5.2 Nha đam

Nha đam được biết tới như một loại cây có công dụng đa năng: Làm đẹp, chữa bỏng và có thể sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt. Aloectin B trong phần gel của nha đam có tác dụng làm lành vết loét.

Nha đam có thể sử dụng bằng nhiều cách để chữa bệnh nhưng đơn giản nhất là uống phần nước ép từ nha đam hoặc thực hiện theo bài thuốc dưới đây:

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Lá lô hội: 2 lá

– Tinh bột nghệ: 20g

– Dạ cẩm: 20g

– Cam thảo: 6g

Cách thực hiện:

– Lá lô hội rửa sạch sau đó gọt hết phần lá xanh, chỉ giữ phần lõi trắng trong. Tiếp tục ngâm lá và rửa sạch nhớt

– Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc thuốc cùng 3 bát nước. Đun hỗn hợp tới khi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun tiếp trong tầm 5 – 7 phút

– Sử dụng ngày 3 lần, uống trước khi ăn 10 phút

– Thực hiện bài thuốc đều đặn trong 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả mang lại

Lưu ý:

– Các trường hợp không nên dùng bài thuốc: Phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy

– Sử dụng không quá 400ml gel/ ngày

– Ngưng sử dụng khi thấy khó chịu hoặc bị kích ứng

Các bệnh về tá tràng dạ dày có thể điều trị khỏi khi mới ở giai đoạn đầu nhưng rất dễ tái nhiễm nhiều lần nếu không biết cách phòng tránh. Vì vậy nếu muốn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người cần có ý thức giữ gìn sức khỏe. Ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital