5 Điều cần biết khi tiêm phòng ngừa HPV

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Tiêm vắc xin phòng HPV giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ trong đó có ung thư cổ tử cung. Trước khi tiêm phòng HPV, mọi người cần chuẩn bị cho mình những kiến thức gì? Hãy cùng tìm hiểu 5 điều cần biết khi tiêm phòng ngừa HPV trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vắc xin phòng ngừa HPV là gì?

Vắc xin phòng ngừa HPV là loại vắc xin có cơ chế tạo cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus HPV (Human Papilloma virus) ở người. Từ nó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý như mụn cóc sinh dục, viêm nhiễm và một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư dương vật, ung thư âm hộ,…

Có thể thấy tiêm phòng HPV là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất những bệnh lý do virus HPV gây ra, đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung gây nên do HPV.

Hiện nay có hai loại vắc xin phòng ngừa HPV được sử dụng phổ biến là vắc xin Gardasil và Gardasil 9. Trong đó vắc xin Gardasil 9 có thể tiêm cho cả hai giới, kể cả những người đã từng quan hệ tình dục.

Vài trò của vắc xin HPV trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm phòng HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

2. Cơ chế hoạt động của vắc xin phòng ngừa HPV

Giống như các loại vắc xin khác, vắc xin HPV giúp cơ thể chống lại virus bằng việc kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Do đó, khi cơ thể có nguy cơ tiếp xúc với các chủng virus HPV có trong vắc xin, kháng thể sẽ ngăn chặn nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Các vắc xin phòng ngừa HPV hiện tại được chế tạo dựa trên các vi sinh vật có cấu trúc giống virus , hình thành bởi các thành phần bề mặt của virus HPV. Các vi sinh vật này không lây nhiễm bởi vì chúng thiếu ADN của virus. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và có thể giúp tạo ra các kháng thể chống lại virus tự nhiên.

Tuy nhiên, vắc xin phòng ngừa HPV không giúp ngăn ngừa các bệnh lý đường tình dục khác, cũng như không điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do virus HPV gây ra.

3. Độ tuổi khuyến nghị nên tiêm vắc xin HPV

3.1. Độ tuổi nào các bác sĩ khuyến nghị tiêm phòng ngừa HPV

Tại Việt Nam, vắc xin tiêm phòng ngừa HPV được chỉ định tiêm cho nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, kể cả những người đã từng quan hệ tình dục.

Vắc xin phòng ngừa HPV vẫn có tác dụng đối với những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí là từng nhiễm virus HPV. Bởi vì cơ thể con người rất dễ tái nhiễm virus HPV. Điều này có nghĩa là ngay cả khi khi virus bị đào thải thì cơ thể vẫn có khả năng nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng ngừa tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. Nếu đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin HPV để được bảo vệ, tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác.

Các chuyên gia khuyến cáo nên đi tiêm vắc xin phòng HPV càng sớm càng tốt.

Độ tuổi nào các bác sĩ khuyến nghị tiêm phòng ngừa HPV

Tại Việt Nam, HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.

3.2. Có thể tiêm phòng ngừa HPV nếu ngoài độ tuổi khuyến nghị hay không?

Mặc dù vắc xin HPV được khuyến nghị tiêm cho người trong độ tuổi từ 9 – 26, nhưng nếu ngoài độ tuổi này thì bạn vẫn có thể tiêm phòng HPV. Tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi này thường mang lại ít lợi ích hơn vì nhiều người đã tiếp xúc với virus HPV.

Vì vậy, nếu thực sự muốn tiêm ngừa HPV ở ngoài độ tuổi khuyến nghị, bạn nên cân nhắc với các bác sĩ tiêm chủng để xem xét liệu tiêm vắc xin HPV có phù hợp với họ hay không.

4. Tiêm phòng ngừa HPV có an toàn không?

Trước khi được cấp phép tiêm chủng diện rộng, các loại vắc xin tiêm phòng ngừa HPV đều được kiểm tra về tính an toàn và hiệu quả. Kể từ khi được sử dụng đến nay, hàng triệu người đã được tiêm phòng và cho đến nay, chưa có bất kỳ trường hợp tiêm nào có tác dụng phụ nghiêm trọng do vắc xin ngừa HPV gây ra. Các tác dụng phụ phổ biến và thường gặp nhất là đau nhức trong thời gian ngắn cùng các triệu chứng tại vị trí tiêm.

Nhìn chung, vắc xin phòng HPV được đánh giá là khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ cả hai giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Vậy nên, mọi người không cần quá lo lắng khi quyết định tiêm vắc xin phòng HPV.

Tiêm phòng HPV có an toàn không?

Vắc xin HPV đã được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả, mọi người hoàn toàn có thể an tâm sử dụng

5. Nếu đã được tiêm phòng vắc xin HPV thì có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa không?

Như đã nói ở trên, vắc xin phòng HPV không bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các loại virus HPV, do đó, nếu đã được tiêm vắc xin HPV thì chị em vẫn nên tuân theo các khuyến cáo sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Thực tế còn hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư và các chủng khác gây nên tình trạng viêm nhiễm sinh dục, mặc dù hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra. Trong khi đó vắc xin HPV chỉ có thể phòng ngừa một số loại HPV nhất định. Do đó, việc khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là rất cần thiết để kịp thời phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của ung thư cổ tử cung.

Bên cạnh đó, vắc xin phòng HPV cũng không bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác hoặc điều trị các bệnh có liên quan đến HPV. Do vậy, mọi người sau khi tiêm vắc xin HPV vẫn cần quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc lây nhiễm các bệnh STIs.

Trên đây là những điều cần biết về tiêm phòng HPV. Mong rằng những thông tin trên phần nào đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa HPV. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, mọi người có thể liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital