Theo thống kê, trên toàn thế giới có khoảng 70% chị em phụ nữ bị mắc bệnh u nang buồng trứng. Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng nắm rõ các kiến thức cơ bản về căn bệnh này, cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, nhất là những người đang ở trong độ tuổi sinh đẻ. Theo nhiều thống kê, tỷ lệ mắc u nang buồng trứng chiếm tới 3,6% trong số các bệnh phụ khoa, nhiều nhất trong các bệnh lý về u ở đường sinh dục.
U nang buồng trứng hình thành từ bên trong buồng trứng, có thể phát triển từ mô của cơ quan khác hay từ mô của buồng trứng. Bên ngoài khối u nang được bọc bởi một lớp vỏ còn ở bên trong thì chứa một lớp dịch lỏng.
Theo thống kê từ các trường hợp mắc u nang buồng trứng cho thấy 90% khối u nang buồng trứng là ở dạng lành tính và 10% còn lại là ở dạng ác tính. Mặc dù đây là một trong những bệnh lý phụ khoa không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì u nang buồng trứng có thể phát triển rất nhanh, cản trở sự phát triển của các nang trứng tiếp theo, thậm chí chèn ép vào các cơ quan khác dẫn tới hiện tượng đau bụng, rối loạn tiêu hóa… Nguy hiểm nhất là khối u nang buồng trứng có thể bị xoắn, vỡ gây xuất huyết, nhiễm trùng buồng trứng, tử cung, gây ung thư buồng trứng, vô sinh, thậm chí tử vong.
2. Nguyên nhân bệnh u nang buồng trứng
Hiện nay, các chuyên gia y khoa vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân gây ra bệnh u nang buồng trứng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gián tiếp phổ biến nhất của căn bệnh này là:
- Cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone nội tiết tố dẫn đến tình trạng bị rối loạn nội tiết tố
- Chị em mang thai ở giai đoạn đầu. Lúc này, một vài u nang buồng trứng tự nhiên xuất hiện để hỗ trợ bào thai cho tới khi nhau thai phát triển.
- Do chị em bị lạc nội mạc tử cung
- Do chị em bị nhiễm trùng vùng chậu.
- Do chị em có kinh nguyệt sớm
- Do chức năng tuyến giáp của chị em bị suy giảm
- Do nang trứng của chị em bị khuyết tật, phát triển không toàn diện
- Di truyền: gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị u nang buồng trứng
- Bẩm sinh
- Tế bào buồng trứng bị phân chia một cách bất thường
- Thường xuyên phải tiếp xúc với các loại độc tố, hóa chất nguy hiểm
- Thể vàng trong u nang phát triển quá mức
- Dư thừa HCG
3. Triệu chứng bệnh u nang buồng trứng
Ở giai đoạn đầu, bệnh u nang buồng trứng tiến triển rất âm thầm. Khi căn bệnh phát triển nặng lên, chị em sẽ thấy những dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng cơ bản sau:
3.1. Xuất hiện những cơn đau
- Đau vùng bụng bên trái hoặc bên phải
- Đau vùng xương chậu
- Đau rát khi quan hệ tình dục
- Cơ thể đau nhức khi làm việc nặng nhọc
- Đau lưng
- Đau chân
3.2. Rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị phá vỡ khi mắc bệnh u nang buồng trứng. Những biểu hiện dễ nhận biết nhất của căn bệnh này là:
- Kinh nguyệt thất thường
- Lượng máu kinh nguyệt lúc ít, lúc nhiều
- Đau quặn thắt trong chu kỳ kinh nguyệt
3.3. Đi tiểu bất thường
Khi khối u nang buồng trứng phát triển lớn, chèn ép lên bàng quang, chị em sẽ thấy cơ thể mình xuất hiện tình trạng đi tiểu bất thường như:
- Tiểu rắt
- Tiểu buốt
- Tiểu nhiều lần
- Không buồn tiểu
- Thường xuyên muốn đi tiểu
3.4. Cảm giác khó chịu trong tử cung
Khi khối u nang buồng trứng to dần lên, nó sẽ chèn ép lên các cơ quan khác, gây ra cảm giác khó chịu trong tử cung, buồng trứng, với các biểu hiện như:
- Đau tức bụng
- Đau mỏi vùng xương chậu
4. Đối tượng nguy cơ bệnh u nang buồng trứng
Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, thì chị em cũng có nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, thì chị em trong độ tuổi sinh sản thường có khả năng mắc u nang buồng trứng cao hơn. Còn những chị em ở độ tuổi mãn kinh rất hiếm khi mắc phải căn bệnh này. Về cơ bản, những chị em có nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng cao nhất thường là những đối tượng:
- Có tiền sử mắc u nang
- Trong gia đình, có người thân bị u nang
- Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không đồng đều
- Thừa cân
- Béo phì
5. Bị u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh u nang buồng trứng sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
5.1. Vỡ u nang buồng trứng
Đây là hiện tượng chất dịch bên trong u nang buồng trứng bị chảy ra bên ngoài. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu. Nếu không xử lý sớm khi u nang buồng trứng bị vỡ, thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai và sinh nở của chị em phụ nữ. Bởi lẽ nó sẽ gây ra bệnh nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn.
5.2. U nang buồng trứng xoắn
Hiện tượng này xảy ra khi các khối u nang buồng trứng có kích thước lớn, từ 40-50mm trở lên và có cuống dài. Việc này sẽ khiến cho khối u nang dễ di động, dẫn tới xoắn một phần hoặc hoàn toàn. U nang buồng trứng xoắn là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm, bởi lẽ nó sẽ khiến quá trình cung cấp máu đến buồng trứng, cũng như các bộ phận liên quan khác gặp khó khăn, từ đó mô buồng trứng bị phá hủy. Điều này có thể dẫn tới vô sinh, nghiêm trọng hơn là tử vong.
5.3. Khó khăn trong việc thụ thai
U nang buồng trứng làm ngăn cản các nang buồng trứng phát triển, làm tổn thương các mô ở buồng trứng vì thế khả năng sinh sản của chị em sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì chị em có thể khó thụ thai, nhưng nếu bệnh đã ở mức độ nặng, phải cắt bỏ hoàn toàn 2 bên buồng trứng thì chị em sẽ mất kinh nguyệt hoàn toàn và vô sinh.
5.4. U nang có thể tiến triển thành ung thư
Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng u nang buồng trứng có thể bị ung thư hóa. Khi đó, chị em sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng kết hợp với hóa trị, xạ trị.
6. U nang buồng trứng điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị u nang buồng trứng cũng như thời gian điều trị thế nào sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u, biến chứng của nó cũng như thể trạng của người bệnh.
6.1. U nang buồng trứng uống thuốc gì?
Thông thường, khi mắc u nang buồng trứng, các bác sĩ sẽ thường kê các loại thuốc tránh thai để giúp cân bằng nội tiết tố, làm ngưng tình trạng rụng trứng tạm thời, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các u nang mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng tuyệt vời kể trên, thì những loại thuốc này thường có một số tác dụng phụ, trong đó phải kể đến: nám da, buồn nôn, tăng cân, đau ngực, đau đầu, tâm trạng thay đổi thất thường, không xuất hiện kinh nguyệt, giảm ham muốn quan hệ tình dục.
6.2. Phẫu thuật u nang buồng trứng
Các hình thức phẫu thuật u nang buồng trứng phổ biến nhất là:
- Mổ nội soi: áp dụng với những khối u có kích cỡ nhỏ và không có khả năng biến chứng thành ung thư.
- Mổ mở: áp dụng với những khối u có kích cỡ lớn, đã có biến chứng.
6.3. Điều trị u nang buồng trứng bằng Đông y
Bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y, thì chị em cũng có thể điều trị u nang buồng trứng bằng các loại thuốc Đông y hoặc một số loại thảo dược dân gian có tác dụng làm tiêu giảm khối u như trinh nữ hoàng cung, linh chi, nấm lim xanh… Tuy nhiên, trước khi sử dụng chị em cần đi thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe, kích thước của khối u để có hướng dẫn cụ thể.
7. Phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng
Chị em có thể phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng bằng các biện pháp cực kỳ hiệu quả sau:
- Phòng ngừa và điều trị sớm bệnh nhiễm khuẩn vùng chậu
- Kiểm soát cân nặng một cách hợp lý nhất
- Khám phụ khoa định kỳ 1 năm 2 lần để phát hiện sớm bất thường và điều trị hiệu quả
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Chăm chỉ tập luyện thể dục đều đặn
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc
- Tránh sử dụng thuốc tránh thai và thuốc phá thai
8. Các biện pháp chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng
Khi có dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng các bác sĩ sẽ thường áp dụng các biện pháp chẩn đoán sau:
- Khám lâm sàng vùng chậu trước khi thực hiện các xét nghiệm khác
- Siêu âm, chụp CT hoặc MRI để phát hiện u nang buồng trứng
- Xét nghiệm máu để phát hiện các khối u nang buồng trứng đặc biệt
- Xét nghiệm sinh thiết với những khối u lớn, giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác đó là khối u lành tính hoặc ác tính
9. Các biện pháp điều trị bệnh u nang buồng trứng
Sau khi tiến hành thăm khám, siêu âm, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra những biện pháp chữa trị hợp lý nhất.
Thông thường, những u nang cơ năng thường tự biến mất sau khoảng 2 – 3 tháng mà không phải thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, nếu mắc phải những trường hợp sau, chị em sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật:
- U nang buồng trứng thực thể
- U nang buồng trứng có kích cỡ lớn.
- U nang buồng trứng phức tạp
- U nang buồng trứng hình thành nên các triệu chứng bất thường
- Chị em đến tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh
- Chị em mắc bệnh buồng trứng đa năng
- U nang buồng trứng ở dạng ác tính
Tùy thuộc vào kích cỡ, đặc điểm của khối u và nguyện vọng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất với từng chị em. Chẳng hạn như:
- Mổ mở
- Mổ nội soi
- Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ buồng trứng
- Phẫu thuật bóc tách khối u
Trên đây là dấu hiệu nhận biết bệnh u nang buồng trứng và các cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất. Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành trong nước và quốc tế giỏi chuyên môn, cùng trang thiết bị công nghệ tân tiến, hiện đại (máy siêu âm 5D, công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI, hệ thống xét nghiệm tự động bằng robot…) và dịch vụ chất lượng tốt, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc được hàng ngàn chị em tin tưởng lựa chọn là nơi thăm khám điều các bệnh lý phụ khoa nói riêng, bệnh u nang buồng trứng nói riêng. Nếu chị em có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về bệnh u nang buồng trứng hoặc muốn đặt lịch thăm khám với bác sĩ đầu ngành hãy liên hệ ngay với số tổng đài của Thu Cúc 1900 55 88 92 nhé.
>> Tìm hiểu: Bị u nang buồng trứng có thai được không?
Tin liên quan
- Mổ u nang buồng trứng hết bao nhiêu tiền
- U nang buồng trứng có tái phát không
- U nang buồng trứng ác tính: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc