Ung thư vú là bệnh lý gây nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, cách tầm soát ung thư vú và sàng lọc sớm có vai trò quyết định trong điều trị thành công và kéo dài thời gian sống.
Menu xem nhanh:
1. Tầm soát ung thư vú là gì?
Ung thư vú là bệnh lý xuất phát từ tế bào vú có khả năng phát triển một cách không kiểm soát và xâm nhập vào các mô xung quanh. Đây là một dạng ung thư vú phổ biến nhất ở nữ giới. Nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể di căn tới các cơ quan khác và gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Tầm soát ung thư vú là một phương pháp giúp kiểm tra tuyến vú nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư sớm ở những người thuộc đối tượng nguy cơ không có triệu chứng của ung thư vú. Với mục tiêu là phát hiện ung thư sớm trước khi các tổn thương có cơ hội phát triển, lây lan hoặc gây ra những triệu chứng. Sàng lọc ung thư vú sớm giúp làm giảm tối đa nguy cơ tử vong ở nữ giới do ung thư vú.
2. Các cách tầm soát ung thư vú được sử dụng hiện nay
2.1. Tự kiểm tra vùng vú là một trong những cách tầm soát ung thư vú phổ biến
Kiểm tra vú định kỳ là một hoạt động quan trọng trong việc tự tìm hiểu về sức khỏe của bản thân. Mỗi tháng phụ nữ có thể tự kiểm tra vùng vú tại nhà, có thể phát hiện sớm về sự thay đổi, xuất hiện các khối u hay biểu hiện bất thường. Nếu phát hiện thấy bất thường cần tới cơ sở y tế để kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ hơn.
2.2. Siêu âm vú
Phương pháp siêu âm vú này sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh chi tiết về mô ở vùng vú. Đây là phương pháp hữu ích để xác định vị trí khối u cụ thể hơn so với phương pháp tự kiểm tra. Siêu âm vú thường áp dụng với những phụ nữ có vùng vú mảnh, khó kiểm tra bằng phương pháp chụp X-quang thông thường.
Siêu âm vú là phương pháp dễ thực hiện, không xâm lấn tới cơ thể người bệnh. Đồng thời có độ chính xác cao, có thể phát hiện những tổn thương nhỏ với đường kính dưới 5 mm.
2.3. Chụp nhũ ảnh tuyến vú là cách tầm soát ung thư vú quan trọng
Chụp nhũ ảnh tuyến vú cũng là một phương pháp quan trọng trong tầm soát ung thư vú. Phương pháp này sử dụng tia X để chụp ảnh chi tiết vùng vú và có khả năng phát hiện các biểu hiện của ung thư vú, thậm chí là những dấu hiệu nhỏ nhất.
Phương pháp chụp nhũ ảnh mamography này được áp dụng phổ biến và có hiệu quả cao trong tầm soát ung thư sớm bởi:
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn và kết quả chính xác.
– Phát hiện được các bất thường ở nhu mô vú và hố nách 2 bên.
– Phát hiện dấu hiệu vi vôi hoá nhỏ (dấu hiệu nghi ngờ ác tính) mà siêu âm không thể đánh giá.
– Phát hiện được những tổn thương kín mà thăm khám lâm sàng không phát hiện được (các tổn thương trong lòng ống tuyến sữa, vôi hoá rất nhỏ với độ nhạy trên 90%).
2.4. Chụp cộng hưởng từ vú
Phương pháp chụp cộng hưởng từ vú sử dụng mô để tạo ra hình ảnh chi tiết về vùng vú. Phương pháp thường áp dụng khi cần kiểm tra bổ sung sau khi phát hiện các biểu hiện bất thường qua chụp nhũ ảnh và siêu âm vú.
2.5. Lấy mẫu sinh thiết vú
Trong quá trình kiểm tra nếu có nghi ngờ thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô từ vùng vú để kiểm tra tế bào ung thư. Kết quả của quá trình này sẽ giúp xác định có mắc ung thư vú không và nhận biết đó là lành tính hay ác tính.
3. Đối tượng và những điều cần lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư vú
3.1. Đối tượng nữ giới nào cần chủ động tầm soát ung thư vú
– Độ tuổi và giới tính: Nữ giới từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn và tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ giới cao gần 100 lần so với nam giới.
– Tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh: Nếu như trong gia đình có người thân (mẹ, chị, em gái) đã từng mắc ung thư vú thì nguy cơ cao bạn cũng có khả năng mắc ung thư vú cao hơn. Trong trường hợp này, cần chủ động tầm soát sớm và định kỳ.
– Người có nguy cơ cao: Ngoài tiền sử gia đình, có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú (đã từng tổn thương vùng vú, tiền mãn kinh trễ, tiền mãn kinh sớm, sử dụng hormone thay thế sau thời kỳ mãn kinh, hiếm muộn…).
– Người trẻ có nguy cơ cao: Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, trong một số trường hợp ung thư vú có thể xuất hiện ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Có một vài trường hợp phụ nữ đang cho con bú cũng có thể mắc ung thư vú
– Mô vú dày: Đối với những phụ nữ có mô vú dày đặc biểu hiện qua phim chụp tuyến vú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ cùng độ tuổi có ít hoặc không có mô dày đặc.
3.2. Khi thực hiện tầm soát cần lưu ý những gì?
Thời điểm thực hiện tầm soát ung thư vú sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết quả. Lý do là bởi sự thay đổi nội tiết tố của nữ giới có thể gây mờ đục trên kết quả hình ảnh, từ đó gây nhiều khó khăn trong việc phát hiện các khối u nhỏ và chẩn đoán bệnh. Vì vậy phụ nữ nên thực hiện tầm soát sau kỳ kinh từ 1 – 2 tuần.
Khi đi khám, nên mang theo hồ sơ của lần khám trước để có thể so sánh kết quả.
Không nên sử dụng một số sản phẩm như chất khử mùi, kem, phần hay nước hoa ở dưới vùng cánh tay hoặc ngực. Bởi những sản phẩm này có chứa các hoá chất dẫn tới kết quả sẽ xuất hiện một số đốm trắng và gây nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.
Tại Hà Nội, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự hào là một trong những địa chỉ thăm khám được đông đảo mọi người trao gửi niềm tin sức khỏe. Với hệ thống các gói tầm soát sức khỏe được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia giúp đánh giá sức khỏe chi tiết nhất và tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí khám. Được thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và máy móc, trang thiết bị y tế công nghệ hiện đại giúp kết quả nhanh chóng và chính xác. Bài viết trên là một số thông tin về cách tầm soát ung thư vú phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn sớm nhất!