Hiện nay, có tới 50% dân số trên thế giới mắc bệnh về răng miệng. Cùng với đó là tình trạng đau răng xảy ra là không tránh khỏi. Điều này khiến người bệnh phải mặt với nhiều vấn đề. Điển hình là cảm giác đau nhức, khó chịu, không ăn uống được, … rất phiền toái. Để chấm dứt tình trạng này, ta hãy cùng tham khảo ngay 4 phương pháp chấm dứt cơn đau răng tại nhà khẩn cấp.
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên do dẫn đến tình trạng đau răng
Tình trạng răng bị đau nhức có thể xảy ra ở nhiều đối tượng với những độ tuổi khác nhau. Khi đau răng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ, cảm giác hàm nhức mỏi truyền đến đại não. Từ đó, cả cơ thể đều chìm trong trạng thái khó chịu. Mức độ đau nhức này sẽ càng tăng lên khi người bệnh thực hiện ăn nhai. Và sau đây chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1.1 Sâu răng
Việc răng sâu có thể bắt nguồn từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đầu tiên, đó là chế độ ăn uống không lành mạnh, lượng đường trong thức ăn nhiều. Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo sạch sẽ và thường xuyên. Đây là 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra răng sâu, phần lợi cùng những dây thành kinh dưới răng trở nên nhạy cảm hơn. Hiện nay, tỷ lệ những người bị sâu răng vĩnh viễn dân tới đau răng rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
1.2 Bệnh về nướu răng
Một trong những nguyên nhân dẫn tới những cơn đau răng là một số bệnh lý liên quan tới nướu. Những bệnh lý này đã tác động tới răng, gây cảm giác đau nhức răng. Cụ thể, khi mắc bệnh, nướu răng sẽ ngày một yếu đi và dễ bị tổn thương. Khi đó, khả năng bảo vệ răng của nướu cũng sẽ giảm đáng kể, gây ra những cơn đau nhức răng khó chịu.
1.3 Áp xe răng
Tình trạng này nghe có vẻ không quen thuộc nhưng lại là nguyên nhân “quen mặt” gây ra đau răng. Khi người bệnh bị áp xe răng không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả sau này. Điển hình là răng đau nhức ngày một khó chịu, mức độ ngày một tăng.
1.4 Gãy răng
Những hoạt động thường ngày như vui chơi, chạy nhảy, chơi thể thao, … có thể gây ra chấn thương. Đôi khi, đó là những lần té ngã, tao nạn, … tạo sự va đập khiến răng mẻ, gãy. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều, khiến răng bị đau nhức và khó khăn trong thực hiện các chức năng ăn nhai. Theo thời gian, tỷ lệ này đặc biệt cao ở trẻ em.
1.5 Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Việc răng tiếp xúc với những thứ quá nóng hay quá lạnh khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột. Ví dụ như khi ta đang uống nước nóng mà chuyển ngay sang ăn kem lquá ạnh. Khi đó, nhiệt độ thay đổi đột ngột làm tổn thương men răng, cơn đau nhức răng ập tới.
2. 4 phương pháp chấm dứt cơn đau răng khẩn cấp
Trong một cài trường hợp bệnh nhân chưa kịp đi thăm khám và điều trị nha khoa, hãy áp dụng một số phương pháp chấm dứt cơn đau răng khẩn cấp sau đây:
2.1 Chườm lạnh
Chườm với đá lạnh là phương pháp giúp giảm đau răng, tiêu sưng hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, ta cần lấy một vào viên đá lạnh để trong một chiếc khăn mỏng. Sau đó, hãy lấy khăn chườm vào phần má có răng bị sưng đau. Thực hiện trong khoảng 10 phút, ta sẽ thấy giảm đau và chỗ sưng cũng bớt đi đáng kể.
Nhiệt độ thấp từ nước đá sẽ khiến các dây thần kinh tạm thời “tê liệt”. Nó giống như một liều thuốc giảm đau cấp tốc. Nếu không muốn sử dụng đá, ta có thể mua miếng gạc với gel lạnh đắp lên má cũng rất hiệu quả.
2.2 Súc miệng với nước muối
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy muối có khả năng sát khuẩn và giảm viêm cao. Do đó, người bệnh nên súc miệng với nước muối từ 3 – 4 lần một ngày. Điều này sẽ giúp thuyên giảm tình trạng đau răng. Ta có thể sử dụng nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc hoặc tự pha với tỷ lệ 0.9g muối cùng 1 lít nước sạch.
2.3 Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau khó chịu không chấm dứt, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau tức thì. Tuy nhiên, ta nên có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ hoặc không tương thích với cơ thể.
2.4 Sử dụng phương pháp dân gian
Bên cạnh đó, một số phương pháp dân gian cũng được nhiều người áp dụng và cho thấy có thể giúp thuyên giảm tình trạng đau răng:
– Sử dụng gừng và tỏi: Ta giã nhuyên một củ tỏi cùng một ít gừng. Sau đó, hãy chát lấy nước từ hỗn hợp và bỏ bã. Sử dụng bông thấm dung dịch vừa thu được và bôi lên vị trí răng bị đau. Mỗi ngày bôi một vài lần, cơn đau sẽ giảm hẳn.
– Sử dụng nha đam: Trong gel nha đam có tính the mát, làm dịu nướu và giảm tình trạng sưng đau. Bên cạnh đó, nha đam cũng có tính kháng khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
– Sử dụng đinh hương và dầu oliu: Ta trộn dầu oliu và đinh hương theo tỉ lệ 1:2. Sau đó, hãy dùng tăm bông, bôi hỗn hợp lên nướu và phần răng bị sưng đau. Với 3 – 4 lần một ngày, cơn đau nhức răng sẽ được cải thiện đáng kể.
3. Cách chăm sóc răng miệng phòng tránh đau răng
Để có thể chăm sóc răng miệng một cách hiệu quả, hỗ trợ phòng tránh tình trạng đau răng, ta hãy thực hiện theo những phương pháp sau:
– Hạn chế tối đa dùng những thức ăn, thức uống cho chứa nhiều đường.
– Thực hiện đánh răng tối thiểu 2 lần và không quá 3 lần mỗi ngày.
– Vệ sinh sạch sẽ khu vực kẽ răng bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa.
– Tránh xa đồ uống có cồn, đồ ngọt, chất kích thích, thuốc lá.
– Thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ 6 tháng / lần.
Vừa rồi, chúng ta đã cùng tìm hiểu về phương pháp chấm dứt cơn đau răng tại nhà khẩn cấp cũng như các cách để phòng tránh tình trạng đau răng. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho mọi người trong trường hợp cần thiết.