Bạch hầu, ho gà, uốn ván và các bệnh khác như viêm phổi, viêm não… là những căn bệnh trẻ dễ mắc phải trong những tháng đầu đời, để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này. Vì vậy, những bệnh lý này cần được phòng tránh trong thời gian càng sớm càng tốt. Trong đó, tiêm vacxin 5 trong 1 là loại vacxin hữu hiệu để bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ khỏi những bệnh lý nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét về vacxin 5 trong 1
Vacxin 5 trong 1 là loại vacxin thế hệ mới có thể phòng được 5 loại bệnh khác nhau như:
– Bệnh ho gà: Bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Đây là bệnh lý thường xuất hiện và gây nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Có thể lây từ người này qua người khác khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
– Bệnh bạch hầu: Bạch hầu nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính và có khả năng ảnh hưởng tới tất cả mọi đối tượng.
– Uốn ván: Trẻ sơ sinh mắc uốn ván có tỷ lệ tử vong khá cao do nha bào xâm nhập qua dây rốn khi cắt rốn dụng cụ chưa được vô trùng.
– Viêm màng não, viêm phổi do Hib: Hib là một loại vi khuẩn gây viêm phổi nặng, viêm màng não và các bệnh xâm lấn khác. Gần như loại vi khuẩn này chỉ ảnh hưởng tới trẻ em dưới 5 tuổi.
– Viêm gan B: Là bệnh nhiễm trùng tại gan gồm 2 dạng là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm gan B gây tổn thương tới các cơ quan, khiến suy gan và ung thư. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không được tiến hành điều trị kịp thời.
– Bệnh bại liệt: Bệnh lý truyền nhiễm virus cấp tính qua đường tiêu hóa và cỏ khả năng gây tử vong. Do siêu vi khuẩn poliovirus gây ra lây lan từ người sang người, có thể xâm nhập vào não, tủy sống của người bệnh gây tê liệt toàn thân.
2. Một số điều cần lưu ý khi thực hiện tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ
2.1. Lịch tiêm vacxin 5 trong 1 cho trẻ
Tiêm vacxin 5 trong 1 được khuyến nghị nên thực hiện tiêm sớm khi trẻ từ 6 tuần tuổi để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Phụ huynh nên lưu ý theo dõi chính xác lịch tiêm chủng để vacxin hoạt động được hiệu quả:
– Mũi cơ bản: Cần tiêm cho trẻ vào thời điểm 2 – 3 – 4 tháng tuổi.
– Mũi nhắc lại: Khi trẻ ở khoảng 12 – 24 tháng tuổi.
– Trẻ cần đạt đủ 3 mũi tiêm cơ bản trước 1 tuổi, mỗi mũi tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Sau khi hoàn thiện 3 mũi chính, cha mẹ nên chú ý cho trẻ tiêm nhắc lại để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ.
2.2. Các trường hợp không/hoãn thực hiện tiêm vacxin 5 trong 1
Dựa vào tình hình thực tế mà lịch tiêm vacxin có thể chậm hơn (do tình trạng hết vắc xin hoặc trẻ bị ốm). Tuy nhiên, cần tiêm ngay khi có vắc xin hoặc trẻ khỏi bệnh, tránh để lâu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ vì tiêm không đủ liều. Trước khi tiêm, trẻ cần khám sàng lọc và tư vấn của bác sĩ để đảm bảo mũi tiêm hiệu quả và an toàn.
Trường hợp không nên thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ
– Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm trước.
– Sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc có dấu hiệu tím tái, khó thở.
– Trẻ có tình trạng suy giảm chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan…).
– Trẻ suy giảm miễn dịch (mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm các loại vắc xin sống.
Trường hợp trẻ cần hoãn tiêm vắc xin
– Trẻ mắc các bệnh lý cấp tính, đặc biệt là nhiễm trùng.
– Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc thân nhiệt giảm thấp dưới 35,5°C.
– Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp trẻ đang sử dụng để điều trị viêm gan B).
– Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid trong khoảng 14 ngày.
– Trẻ nhỏ có khối lượng cơ thể dưới 2 kg.
2.3. Phản ứng trẻ có thể gặp khi tiêm vacxin
Cũng giống với các loại vacxin khác, sau khi tiêm trẻ có thể xuất hiện những phản ứng như:
– Sưng, đỏ, đau và hơi nhức nhẹ tại vị trí tiêm.
– Sốt nhẹ dưới 38°C.
– Ăn/bú kém hơn so với bình thường.
Đây là những phản ứng thông thường sau khi thực hiện tiêm vắc xin 5 trong 1 và có thể tự khỏi sau 24 – 48 giờ.
Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý nếu có có xuất hiện một số biểu hiện như:
– Sốt cao trên 39°C và kéo dài hơn 24 giờ không có dấu hiệu hạ sốt.
– Khó thở.
– Nôn trớ, bỏ bú.
– Co giật.
– Phát ban.
2.4. Cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ sau tiêm
Vacxin 5 trong 1 cũng giống với đa số các loại vacxin hiện nay khác khi đưa vào trong cơ thể đều hoạt động với cơ chế giúp cơ thể tạo ra các kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại các vi khuẩn có thể gây bệnh. Quá trình tạo kháng thể có thể dẫn tới một số phản ứng sau tiêm không mong muốn, ví dụ như đau, sưng tấy tại vị trí tiêm hoặc sốt nhẹ. Cha mẹ không nên quá lo lắng và có thể áp dụng một số cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin như:
– Cần ở lại nơi tiêm phòng khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm, đề phòng các bất thường xảy ra để có thể xử lý kịp thời.
– Nên theo dõi trẻ tiếp trong vòng 24 giờ sau tiêm, quan sát và kiểm tra trẻ thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm.
– Không nên đắp bất kỳ vật gì lên chỗ tiêm để tránh nhiễm trùng.
– Với những trẻ còn đang bú mẹ, hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn bình thường.
– Với trường hợp trẻ bị sốt cao hơn 38,5°C, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, nên liên hệ tới bác sĩ để nhận chỉ dẫn phù hợp.
– Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần áo bó gây cảm giác bí bách, khó chịu.
– Sau khi tiêm, trẻ thường có cảm giác chán ăn, do vậy nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Bài viết trên là một số thông tin và những lưu ý về tiêm vắc xin 5 trong 1. Mong rằng qua bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về loại vắc xin này. Trước khi tiêm cho trẻ cha mẹ nên lựa chọn những địa chỉ tiêm chủng uy tín, chất lượng để đảm bảo trẻ được thăm khám, theo dõi sát sao nhất trước và sau khi tiêm phòng. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ tới tổng đài của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất!