Ở giai đoạn cuối của quá trình sâu răng, tủy răng, chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp có thể bị tổn thương trầm trọng đến mức gây tử vong cho người sâu răng. Nguy hiểm hơn nữa, bệnh lý này “không chừa một ai” và chi phí để điều trị sâu răng đôi khi có thể gây choáng cho tất cả mọi người. Vì vậy, nằm lòng 4 cách bảo vệ răng không bị sâu sau đây là vô cùng cần thiết, để phần nào đó đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu nguyên nhân gây sâu răng để bảo vệ răng không bị sâu hiệu quả
Sâu răng là kết quả của một quá trình, bắt đầu khi một nhóm vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus mutans, tạo mảng bám trên răng và chuyển hóa đường (Trong đồ ăn, thức uống còn sót lại) thành acid. Acid này liên tục tấn công khoáng chất có trong men răng, cho đến khi lớp khoáng chất bị xói mòn hoàn toàn ở một hay nhiều vùng, đủ để acid thông qua đó, tràn vào và hủy hoại ngà răng rồi đến tủy răng ngay bên dưới men răng.
Từ đó, chúng ta có một số nguyên nhân chính gây sâu răng, như sau:
– Thường xuyên tiêu thụ đồ ăn và thức uống nhiều đường.
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
– Chứng khô miệng hoặc bệnh lý giảm tiết nước bọt: Nước bọt có khả năng vô hiệu hóa acid do vi khuẩn Streptococcus mutans chuyển hóa từ đường. Không có đủ nước bọt cần thiết, răng không có đủ người bảo vệ trước acid.
– Thiếu hụt Flour: Flour có khả năng ức chế quá trình chuyển hóa đường thành acid của vi khuẩn Streptococcus mutans. Thiếu hụt Flour, vi khuẩn Streptococcus mutans có thể tự do sản xuất “vũ khí phá hủy răng” mà không gặp bất cứ một trở ngại nào.
2. Bảo vệ răng không bị sâu: 4 cách hiệu nghiệm 99,9%
2.1. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn và thức uống nhiều đường
Hạn chế ăn bánh kẹo, mứt, hoa quả sấy khô và uống nước ngọt,… là cách bảo vệ răng cơ bản nhất mà chúng ta có thể thực hiện ngay từ hôm nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, để răng không phải đối diện với nguy cơ sâu, bạn nên cắt giảm lượng đường xuống dưới 10% tổng lượng dinh dưỡng tiêu thụ mỗi ngày. Nếu cảm thấy quá khó khăn, hãy thỏa mãn cơn thèm ngọt của bạn bằng những thực phẩm khác, lành mạnh hơn. Khi dạ dày không còn chỗ trống, cơn thèm ngọt của bạn sẽ biến mất.
2.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Đánh răng 2-3 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ, với bàn chải thay mới mỗi 3 tháng và kem đánh răng có chứa Flour.
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám giữa các kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch được.
– Vệ sinh lưỡi mỗi khi đánh răng.
– Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc nước súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, nước súc miệng chứa Flour, nước súc miệng chứa các hoạt chất tái tạo men răng,…
2.3. Thường xuyên nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường là cách bảo vệ răng không bị sâu vừa hiệu nghiệm vừa đơn giản mà không phải ai cũng biết, nhưng ai cũng có thể áp dụng. Kẹo cao su có chứa Xylitol đã được chứng minh là có khả năng kích thích tiết nước bọt, tăng độ pH mảng bám, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans. Ngoài ra, kẹo cao su có chứa Casein phosphopeptide-canxi photphat vô định hình (CPP-ACP) cũng có khả năng kiểm soát vi khuẩn Streptococcus mutans. Đây là 2 loại kẹo cao su mà bạn có thể lựa chọn.
2.4. Thăm khám định kỳ với nha sĩ
Trên thực tế, ở giai đoạn “chớm”, sâu răng có thể âm thầm phát triển mà không biểu lộ bất kỳ một dấu hiệu nào. Trong trường hợp này, cách duy nhất để bảo vệ răng không bị sâu đến mức không thể vãn hồi là chúng ta cần phải thăm khám với nha sĩ định kỳ, 6 tháng/lần. Hãy lựa chọn kỹ càng cơ sở Y tế chuyên Răng – Hàm – Mặt uy tín, với đội ngũ chuyên gia lành nghề, giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị sâu răng tốt nhất.
Bệnh lý sâu răng rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách kịp thời. Tuy nhiên, nó cũng là bệnh lý có thể được ngăn ngừa vô cùng đơn giản và cực kỳ dễ dàng. Chỉ cần thực hiện đầy đủ 4 cách bảo vệ răng phía trên, Thu Cúc TCI tin rằng bạn sẽ luôn sở hữu một hàm răng khỏe và đẹp.