Nếu bạn đang phân vân giữa rất nhiều phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp thì đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ gợi ý với bạn 3 tiêu chí quan trọng để lựa chọn phòng khám cơ xương khớp phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Chuẩn bị trước khi khám xương khớp
Nhiều người thường cho rằng việc đi khám không cần chuẩn bị gì đặc biệt ngoài… tiền. Tuy nhiên, để có thể khám đúng chỗ, phát hiện đúng bệnh thì chúng ta cần phải có những chuẩn bị kỹ càng hơn.
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu xem bệnh của bản thân thuộc chuyên khoa gì, có đúng là các bệnh lý về xương khớp hay không. Hãy ghi nhớ cẩn thận các triệu chứng (biểu hiện bệnh thế nào, xuất hiện từ bao giờ, mức độ triệu chứng ra sao…). Sau khi đã có những thông tin này, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu về bệnh lý và chuyên khoa khám tương ứng qua internet.
Khi đã xác định được cơ bản về bệnh lý mình mắc phải thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp hoặc khám tại cơ sở y tế đa khoa. Nhìn chung, dù bạn có xác định được chính xác bệnh lý bản thân thuộc nhóm cơ xương khớp hay không thì khám tại bệnh viện, phòng khám đa khoa vẫn là lựa chọn an toàn. Bởi bạn có thể cùng lúc kiểm tra sức khỏe của nhiều cơ quan khác nhau nhằm xác định bệnh chính xác hơn. Mặt khác, bạn cũng có thể biết được cụ thể nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp là gì hay bệnh đã tác động thế nào tới các cơ quan khác.
2. Lập danh sách phòng khám phù hợp với đối tượng người bệnh
Thông qua những biểu hiện lâm sàng và thông tin tra cứu trên mạng, bạn có thể tìm cho mình một danh sách các cơ sở y tế theo chuyên khoa. Trong đó, bạn cần cân nhắc lựa chọn phòng khám, bệnh viện phù hợp nhất với người bệnh là bạn hoặc người thân.
Hai đối tượng cần chú ý quan tâm tới các vấn đề về xương khớp nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Ở độ tuổi trưởng thành, khi hệ xương đã phát triển hoàn thiện, đa số chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề đáng lo ngại về xương khớp.
2.1. Chọn phòng khám cơ xương khớp cho trẻ
Trẻ em là một đối tượng đặc thù bởi hệ xương khớp trong giai đoạn phát triển mạnh, hệ miễn dịch còn non nớt, chưa hoàn thiện. Do đó, nếu phát hiện các bất thường về xương khớp, đa số các trường hợp bé sẽ được chuyển tới khoa Nhi để tiến hành thăm khám sơ bộ. Sau đó, bé có thể được chuyển sang các chuyên khoa khác để thăm khám theo chỉ định.
Với trường hợp bé gặp vấn đề xương khớp bẩm sinh, chuyên khoa thăm khám thường là khoa Nhi hoặc khoa Cơ xương khớp. Nếu bé gặp các vấn đề như còi xương, chậm phát triển… thì cần cân nhắc tới vấn đề di dưỡng và lựa chọn khám tại khoa Dinh dưỡng là cần thiết. Khi bé gặp các chấn thương về xương, bé cần được khám Ngoại khoa để đánh giá cụ thể mức độ tổn thương.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng các vấn đề cơ xương khớp của trẻ có liên quan tới khá nhiều chuyên khoa khác nhau. Vì thế, nếu không chắc chắn về tình trạng bệnh của bé, cha mẹ nên đưa bé tới khám tại phòng khám, bệnh viện đa khoa để được hỗ trợ tốt nhất. Bé sẽ được chỉ định thăm khám chuyên khoa phù hợp sau khi đã được khám sàng lọc cơ bản.
2.2. Phòng khám cơ xương khớp cho người lớn tuổi
Người lớn tuổi thường gặp nhiều vấn đề về xương khớp do quá trình thoái hóa xương khớp phát triển mạnh. Vì thế, người cao tuổi cần chú ý khám cơ xương khớp định kỳ khi khám sức khỏe. Người bệnh lớn tuổi có thể chọn khám tại khoa Cơ xương khớp để kiểm soát các vấn đề bệnh lý về xương.
Cùng với quá trình thoái hóa xương khớp, người lớn tuổi sẽ dễ bị gãy xương do loãng xương, gặp chấn thương do tăng nguy cơ ngã, va đập. Lúc này, để có thể đánh giá chính xác mức độ thương tật và ảnh hưởng của vết thương tới cơ thể, người bệnh nên đi khám Ngoại khoa.
3. Khảo sát giá dịch vụ tại các phòng khám cơ xương khớp
Khi tiến hành thăm khám, người bệnh luôn mong muốn được khám chữa tại các cơ sở uy tín nhất. Bên cạnh đó, chi phí là một yếu tố rất cần được quan tâm.
Bạn nên tìm hiểu chi phí khám ban đầu, chi phí cho các phương pháp chẩn đoán khoảng bao nhiêu để có chuẩn bị trước cho hợp lý. Các phương pháp chẩn đoán sử dụng phổ biến trong khám cơ xương khớp bao gồm: X-quang, siêu âm khớp, đo mật độ xương, MRI, chụp CT…
Ngoài ra, các đơn vị áp dụng chính sách bảo hiểm y tế cũng là một phương án lựa chọn nên được ưu tiên. Mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ tùy thuộc từng trường hợp, nhưng nhìn chung cũng sẽ giúp các bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Bệnh xương khớp có ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần tìm tới các cơ sở y tế để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Với 3 gợi ý nhỏ trong bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ sớm lựa chọn được địa chỉ thăm khám phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!